Tổ chức tín dụng là gì? Đặc điểm và hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam? Điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng? Phân loại tổ chức tín dụng? Quy định về một số tổ chức tín dụng điển hình theo quy định mới nhất tại Việt Nam? Là hàng loạt những câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người, vậy qua bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp những thắc trên, cùng xem hết nhé.
Quy định chung về tổ chức tín dụng
Về mặt kinh tế, đối tượng kinh doanh chính, mang tính nghề nghiệp của tổ chức tín dụng là tiền tệ và đó là dấu hiệu để phân biệt tổ chức tín dụng với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân.
Về mặt pháp lí, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng thuộc phạm vi áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lí nhà nước của Ngân hàng nhà nước.
Căn cứ vào phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh, tổ chức tín dụng được phân chia làm hai loại: tổ chức tín dụng là ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Tổ chức tín dụng là ngân hàng không bị hạn chế phạm vi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Ngoài các hoạt động kinh doanh ngân hàng, tổ chức tín dụng là ngân hàng còn được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác như bảo quản tài sản quý hiếm, tư vấn tài chính…
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kì hạn, không được cung cấp dịch vụ thanh toán.
Căn cứ vào các hình thức sở hữu, tổ chức tín dụng được chia thành các loại sau:
- Tổ chức tín dụng nhà nước;
- Tổ chức tín dụng cổ phần;
- Tổ chức tín dụng hợp tác;
- tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài.
Khái niệm tổ chức tín dụng
Khi nền sản xuất hàng hoá hình thành, phát triển thì tiền tệ xuất hiện và nghề kinh doanh tiền tệ cũng ra đời. Sự phát triển của nghề kinh doanh tiền tệ dẫn đến sự xuất hiện những tổ chức chuyên thực hiện các hoạt động thu nhận các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng để cấp tín dụng, làm các dịch vụ tiền tệ khác, người ta gọi chúng là các tổ chức tín dụng. Ngày nay, các tổ chức tín dụng với nhiều loại hình, tên gọi khác nhau, nghiệp vụ kinh doanh ngày càng đa dạng.
Điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng
– Điều kiện thành lập và hoạt động vô cùng chặt chẽ yêu cầu vốn theo quy định và nguồn nhân lực và chuyên môn nghiệp vụ.
Căn cứ theo điều 20 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định cụ thể về điều kiện cấp Giấy phép thì tổ chức tín dụng chỉ được cấp giấy phép khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Quy định về vốn điều lệ, vốn được cấp thì vốn điều lệ , vốn được cấp tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định;
+ Quy định về chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.
Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;
Đối với người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;
+ Tổ chức tín dụng phải có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Tổ chức tín dụng phải có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.
Phân loại tổ chức tín dụng
Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
– Ngân hàng: là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động, các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng theo quy định của Luật này.Tổ chức tín dụng là ngân hàng không bị hạn chế phạm vi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Ngoài các hoạt động kinh doanh ngân hàng, tổ chức tín dụng là ngân hàng còn được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác như bảo quản tài sản quý hiếm, tư vấn tài chính…..
Tham khảo thêm:
- Cơ cấu nợ là gì? Đặc điểm và khái niệm về cơ cấu nợ?
- Hóa đơn VAT là gì? Những điều cần biết về thuế VAT – Khái niệm và vai trò
Lời kết:
Bên trên bài viết là những thông tin về Tổ chức tín dụng là gì? Đặc điểm và hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Giúp bạn đọc có thêm kiến thức, chúc bạn và gia đình có thật nhiều sức khỏe. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…