Truyền thông là gì? Các phương tiện truyền thông

Truyền thông là gì

Truyền thông là một lĩnh vực đang nhận được nhiều sự quan tâm từ mọi người, nhất là các bạn trẻ đang muốn lựa chọn ngành học này. Sự phát triển của truyền thông khiến nhiều bạn muốn tìm hiểu sâu về nó. Vậy truyền thông là gì? Vai trò của truyền thông và có những loại  phương tiện truyền thông nào phổ hiện nay? Mời bạn đọc cùng Xuyên Việt Media khám phá qua bài viết sau đây!

Khái niệm truyền thông là gì?

Có rất nhiều ý kiến được đưa ra cho khái niệm truyền thông. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu đơn giản truyền thông là quá trình truyền tải thông tin, trao đổi cảm xúc, thể hiện thái độ đến với những đối tượng nhận tin. 

Truyền thông được thể hiện bằng lời nói, chữ viết, âm thanh, hình ảnh, video hay bất cứ phương thức nào giúp truyền tải được thông điệp đến người nhận. Và truyền thông chính là một kiểu tương tác xã hội, tạo ra những lợi ích thiết thực trong việc truyền tải thông tin. 

Truyền thông là gì?
Tìm hiểu tổng quan về truyền thông là gì? Định nghĩa truyền thông là gì? Có ý nghĩa ra sao?

Truyền thông bao gồm những ngành nào?

Nhiều người vẫn lầm tưởng truyền thông là quảng cáo, làm báo. Điều này không sai nhưng chưa đầy đủ bởi lĩnh vực truyền thông rất rộng. Vậy truyền thông bao gồm những ngành cụ thể nào? Dưới đây là 4 ngành truyền thông chính bạn có thể tham khảo cho chiến dịch Marketing của mình:

Ngành nghiên cứu truyền thông (Communications Studies)

Đây là lĩnh vực nghiên cứu chiến lược cho các loại hình truyền thông cụ thể như truyền thông báo chí, thực hành hay media. Những nhà nghiên cứu sẽ không trực tiếp thực hiện các dự án truyền thông. 

Ngành nghiên cứu truyền thông
Ngành nghiên cứu truyền thông rất phổ biến hiện nay

Tuy nhiên, họ lại có tác động rất lớn đến kết quả của một hoạt động truyền thông. Những nhà nghiên cứu sẽ đóng vai trò là người quan sát các hiện tượng, thói quen, hành vi người dùng (đối tượng nhận tin hướng đến) và từ đó đưa ra các chiến lược truyền thông hiệu quả.

XEM NGAY: Dịch vụ viết bài SEO trọn gói không phí phát sinh

Ngành truyền thông báo chí (Journalism)

Có thể nói báo chí là một phần trong lĩnh vực truyền thông có lịch sử phát triển lâu đời nhất. Ngày nay, không chỉ có báo giấy truyền thống mà thậm chí các loại hình báo mới như báo điện tử, báo hình, báo phát thanh lại có phần phát triển “lấn át” hơn. 

Đặc trưng của ngành này là truyền đạt thông tin mang tính thời sự, tính thực tế và độ tin cậy cao. Đặc biệt, đối với các phóng viên, nhà báo càng đòi hỏi yêu cầu công việc khắt khe.

Ngành truyền thông phương tiện (Media)

Truyền thông media là một trong những ngành đang rất hot ở thời điểm hiện tại. Ngành này liên quan đến những công việc hậu kỳ. Người làm truyền thông media sẽ thường xuyên sử dụng máy ảnh, máy quay, các phần mềm, ứng dụng để tạo ra các ấn phẩm truyền thông.

Và ngành này hiện đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ và được đông đảo sinh viên theo học. Bởi có rất nhiều hướng để phát triển ngành này như: thiết kế ấn phẩm truyền thông, thiết kế đồ họa (infographic), quay dựng video, TVC quảng cáo, MV ca nhạc hay sáng tạo nội dung (content)…

Truyền thông là gì?
Có 4 ngành truyền thông chính và phổ biến nhất được áp dụng linh hoạt trên thị trường

Ngành truyền thông thực hành (Communication practice)

Truyền thông thực hành có lẽ là một cái tên khá lạ với nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn biết về các hoạt động thuộc ngành này thì lại có thể thấy rất quen và ít nhiều cũng từng gặp hoặc nghe qua về nó. Cụ thể, ngành này bao gồm: Quan hệ công chúng (Public Relations – PR), Truyền thông doanh nghiệp (Corporate Communication) và Truyền thông phi lợi nhuận cho các tổ chức phi chính phủ (Non – Profit Communication). 

Đặc biệt là với lĩnh vực quan hệ công chúng (PR) sẽ rất dễ bị đánh đồng đây chính là truyền thông. PR sẽ dùng các chiến lược để truyền tải thông điệp và hướng tới mục đích nhằm thay đổi tư duy, nhận thức tích cực hơn về một đối tượng. Trong khi đó, báo chí lại nghiêng về đưa tin và kết hợp định hướng công chúng.

THÔNG TIN THÊM: KOL là gì?

Vai trò của truyền thông

Truyền thông có vai trò rất quan trọng đối với việc truyền tải thông tin, quảng bá thương hiệu đến đúng đối tượng nhận tin. Thậm chí, truyền thông còn có sức mạnh định hướng dư luận, lan tỏa thông tin mạnh mẽ và giữ hồn thương hiệu. Vậy cụ thể vai trò của truyền thông là gì?

Với Nhà nước

Các cơ quan truyền thông báo chí sẽ giúp nhà nước đưa thông tin đến người dân về các tình hình, chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp. Từ đó, giúp dân chúng nắm bắt được tình hình đồng thời thuyết phục họ thay đổi về nhận thức và hành xử giao tiếp đúng pháp luật, và chủ trương, đường lối/nguyên tắc đã đề ra.

Ngoài ra, chính phủ có thể thông qua truyền thông để thăm dò, trưng cầu ý kiến dư luận trước khi ban hành luật. Nhờ truyền thông mà nhà nước điều chỉnh các chính sách quản lý và tạo ra sự đồng sức đồng lòng cao trong dân chúng.

Hơn nữa, dân chúng cũng có cơ hội phản ánh, phản hồi, bày tỏ quan điểm – cảm nhận, nói lên tiếng nói để bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như người dân có thể bày tỏ sự hài lòng về các chính sách hoặc có sự phản biện về các bất cập của xã hội.

Với doanh nghiệp

Truyền thông chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng – nhóm công chúng mục tiêu. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội để quảng bá hình ảnh, tạo dấu ấn thương hiệu, giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm, thương hiệu và doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động truyền thông như: đăng tin, ra mắt, giới thiệu sản phẩm, tổ chức họp báo, hội nghị khách hàng, cuộc thi, trò chơi… Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu và định hướng hành vi khách hàng rõ ràng hơn.

Mục đích của hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp chính là khơi gợi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, thúc đẩy họ mua hàng nhanh hơn. Và với tính 2 chiều của truyền thông thì khách hàng cũng có thể phản hồi. Qua đó, doanh nghiệp sẽ tiếp thu ý kiến, có những thay đổi nội bộ, điều chỉnh kế hoạch phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt nhất. 

Tuy nhiên, việc truyền thông đòi hỏi sự chỉn chu, khéo léo, tránh truyền tải thông tin tiêu cực và sai mục đích. Nếu doanh nghiệp xuất hiện thông tin không tốt thì truyền thông lại giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề, xử lý khủng hoảng và tiếp tục phát triển. Tất cả phụ thuộc vào kỹ năng và trình độ của người xây dựng kế hoạch ban đầu. Bạn hãy lưu ý phần này thật kỹ!

Truyền thông là gì?
Ngành truyền thông chiếm vai trò quan trọng với cả nhà nước và doanh nghiệp

Các yếu tố cơ bản trong một quá trình truyền thông

Một quá trình truyền thông sẽ bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:

  • Nguồn: Đây là nguồn thông tin, nội dung dùng để khởi xướng quá trình truyền thông.
  • Thông điệp: Đây là nội dung chủ đạo sẽ được trao đổi trong suốt quá trình truyền thông, người gửi (nguồn) sẽ dùng nhiều phương thức khác nhau để truyền đạt thông điệp cuối cùng đến người nhận tin. 
  • Kênh truyền thông: Đây chính là các cách thức, phương tiện dùng truyền tải thông điệp từ nguồn đến người tiếp nhận.
  • Người nhận tin: Là đối tượng sẽ tiếp nhận thông tin, thông điệp chi tiết cần truyền tải từ nguồn.
  • Phản hồi: Là hành động phản hồi về thông tin, thông điệp của người nhận tin. Người nhận tin sẽ dùng chính phát ngôn của mình để phản hồi. 
  • Nhiễu: Là những yếu tố làm loãng, sai lệch thông tin, thông điệp cần truyền tải trong quá trình truyền thông. Nhiễu có thể xuất phát từ lỗi văn phạm, quá trình mã hóa thông tin không chính xác, hoặc ngôn từ không phù hợp với đối tượng nhận tin, gây hiểu lầm, sai khác…

Tổng hợp các phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay

Để truyền thông thành công, chắc chắn không thể thiếu các phương tiện truyền thông. Dưới đây là những phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay: 

Internet

Trong thời đại công nghệ số phát triển như ngày nay, chắc chắn không nhà làm truyền thông nào lại bỏ qua phương tiện này. Internet mang lại những ưu điểm vô cùng lớn như tốc độ truyền tin nhanh chóng, khả năng tiếp cận lượng lớn người dùng…

Truyền thông qua Internet
Truyền thông qua Internet có thể gặp nhiều bất cập

Tuy nhiên, phương tiện này lại tồn tại nhiều bất cập như thông tin không chính thống tràn lan, các quảng cáo xuất hiện quá nhiều khiến khách hàng cảm thấy phiền hoặc khó tiếp cận được thương hiệu, thậm chí là không kiểm soát được thông tin trong nước và quốc tế.

Mạng xã hội (Social Media)

Vẫn sử dụng nền tảng Internet để kết nối khách hàng nhưng mạng xã hội sẽ giúp “gom” các đối tượng có chung đặc điểm lại dễ dàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng dễ dàng, truyền tải thông tin đến chính xác đối tượng nhận tin hơn.

Chi phí dành cho truyền thông trên mạng xã hội Social Media thường không quá tốn kém. Vì vậy, ngày nay, phương tiện này rất được ưa chuộng. Hiệu quả của Social Media phụ thuộc rất nhiều vào sự nhạy bén của người thực hiện vì nó chịu ảnh hưởng lớn bởi các trend thay đổi liên tục.

Truyền hình

Tồn tại từ thế kỷ XX, truyền hình được coi là phương tiện truyền thông đại chúng hữu hiệu nhất. Doanh nghiệp thường lựa chọn phương tiện truyền hình khi muốn truyền tải thông tin, thông điệp đến toàn thể công chúng mà khó để nhắm trúng một đối tượng cụ thể nào. Một nhược điểm của truyền thông qua truyền hình chính là chi phí lớn. Một quảng cáo phát vào “khung giờ vàng” có thể tiêu tốn của doanh nghiệp hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng. 

Truyền thông là gì?
Mạng xã hội trở thành một trong những kênh truyền thông đem đến hiệu quả cao

XEM THÊM: Dịch vụ quản trị Website giá tốt nhất hiện nay

Báo chí

Báo chí đã tồn tại từ rất lâu đời để truyền thông đại chúng. Báo chí có độ tin cậy cao và chi phí truyền thông cũng không quá lớn. Ngày nay, báo chí phát triển đa dạng hơn với các loại như báo in (báo giấy), đài tiếng nói, báo điện tử,… 

Điện thoại

Xét về khả năng tiếp cận khách hàng thì điện thoại là phương tiện có mức độ thấp nhất. Tuy nhiên, khách hàng qua điện thoại là những người có khả năng cao mua hàng của doanh nghiệp. Họ có nhu cầu nhận tin nhiều hơn khi được liên lạc bằng điện thoại. Đương nhiên, không tính đến những cuộc gọi làm phiền và cung cấp thông tin/mô tả khi khách hàng không có nhu cầu.

Truyền thông qua điện thoại di động
Tiếp cận khách hàng thông qua điện thoại vẫn được các doanh nghiệp sử dụng

XEM THÊM: Dịch vụ đăng báo điện tử

Kết luận

Xuyên Việt Media đã giải đáp cho bạn khái niệm truyền thông là gì và những phương tiện truyền thông phổ biến. Mỗi phương tiện sẽ có những ưu, nhược điểm riêng mà trước khi lựa chọn, người truyền tin cần cân nhắc kỹ lưỡng. Ở từng thời điểm khác nhau, các phương tiện truyền thông có thể phát triển mạnh mẽ hay bị mai một. Vì vậy, hãy tính toán thật tốt để có thể truyền tải thông tin, thông điệp hiệu quả nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *