Vốn chủ sở hữu là gì? Thế nào là nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp?

vốn chủ sở hữu là gì

Cơ cấu vốn của mỗi doanh nghiệp được phân làm hai loại là vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Vậy vốn chủ sở hữu là gì và đâu là nguồn hình thành nên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp? Bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thêm một số thông tin về vốn chủ sở hữu và khái niệm của chúng qua bài viết này nhé.

vốn chủ sở hữu là gì
Vốn chủ sở hữu là gì? Khái niệm của vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu ((Owner’s Equity) là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.

Các chủ sở hữu góp vốn để cùng nhau tiến hành một hoạt động sản xuất, kinh doanh và cùng chia sẻ lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động này của doanh nghiệp cũng như cùng gánh chịu những khoản lỗ nếu kinh doanh không có lãi.

Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp. Chỉ khi nào đơn vị ngừng hoạt động hoặc phá sản, lúc này đơn vị phải dùng tài sản của đơn vị, trước hết ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ, sau đó tài sản còn lại mới chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp của họ.

Hiểu đơn giản thì vốn chủ sở hữu sẽ bằng tổng tài sản của doanh nghiệp trừ đi nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu được thể hiện chi tiết trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Như hình trên bạn có thể thấy vốn chủ sở hữu của Vinamilk gồm tổng của các giá trị sau:

  • Vốn cổ phần
  • Giá trị cổ phiếu quỹ
  • Chênh lệch quy đổi tiền tệ
  • Quỹ đầu tư phát triển
  • Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
  • Lợi ích cổ đông không kiểm soát

Vốn chủ sở hữu tăng, giảm khi nào?

Theo thông tư 133 của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp được hạch toán vốn chủ sở hữu tăng giảm trong các trường hợp sau:

Vốn chủ sở hữu giảm

Vốn chủ sở hữu giảm khi gặp các trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp phải hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu vốn;
  • Cổ phiếu phát hành thấp hơn mệnh giá;
  • Doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động;
  • Phải bù lỗ cho hoạt động kinh doanh theo quy định của các cấp thẩm quyền;
  • Hủy bỏ cổ phiếu quỹ (đối với công ty cổ phần).
vốn chủ sở hữu là gì
Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu tăng

  • Chủ sở hữu góp thêm vốn
  • Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp, từ các quỹ thuộc vốn của chủ sở hữu
  • Cổ phiếu phát hành cao hơn mệnh giá
  • Giá trị của quà biếu, tài trợ, tặng trừ đi thuế phải nộp là số dương và được các cấp thẩm quyền cho phép ghi tăng Vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu

Với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, vốn chủ sở hữu cũng được hình thành từ các nguồn khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay có các loại hình vốn chủ sở hữu sau:

  • Đối với doanh nghiệp nhà nước: Vốn chủ sở hữu là vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư. Do đó, chủ sở hữu vốn là nhà nước.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp. Do đó các thành viên này chính là chủ sở hữu vốn.
  • Đối với công ty cổ phần: Vốn chủ sở hữu là vốn được hình thành từ các cổ đông. Do vậy, chủ sở hữu vốn ở đây là các cổ đông.
  • Đối với công ty hợp danh: Vốn được đóng góp bởi các thành viên tham gia thành lập công ty. Các thành viên này là các chủ sở hữu vốn. Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn.
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp đóng góp. Vì thế, chủ sở hữu vốn đương nhiên là chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Đối với doanh nghiệp liên doanh (có thể bao gồm các công ty liên doanh hoặc các xí nghiệp liên doanh): Việc liên doanh có thể được tiến hành giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Vậy vốn chủ sở hữu là gì?

Trong trường hợp này, vốn chủ sở hữu được đóng góp bởi các thành viên góp vốn là các tổ chức, cá nhân… Do đó chủ sở hữu là các thành viên tham gia góp vốn liên doanh. Mỗi doanh nghiệp thường sẽ huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nên cũng có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn và số vốn này được sử dụng trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể được bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh thu được, các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản hoặc các quỹ của doanh nghiệp…

vốn chủ sở hữu là gì
Vốn chủ sở hữu là gì? Có vai trò gì trong nền kinh tế?

Tham khảo thêm:

  • SBU là gì? Đơn vị kinh doanh chiến lược SBU là gì? Cập nhập mới 2022
  • Sale off là gì ? Cách xây dựng chiến dịch hiệu quả hút khách nhất 2022

Lời kết:

Bên trên bài viết là những thông tin bổ ích về vốn chủ sở hữu là gì và khái niệm của chúng. Vì thế, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thường cũng có thể được bổ sung thông qua sự đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập mới hoặc mở rộng quy mô doanh nghiệp. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như:  dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *