WACC là gì? Hướng dẫn chi tiết công thức tính WACC

wacc la gi thumb

Khi nhắc đến vấn đề tài chính doanh nghiệp, chúng ta không thể không nhắc đến chỉ số WACC. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ WACC là gì? Công thức tính thế nào? Nó có ý nghĩa gì? Vậy hãy cùng Xuyên Việt Media làm rõ các vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

WACC là gì?

WACC (Weighted Average Cost of Capital) là chi phí vốn bình quân gia quyền. Đây là vốn của doanh nghiệp được tính dựa trên tỉ trọng các loại vốn doanh nghiệp, sử dụng cho mục đích mua sắm đầu tư hoặc sản xuất kinh doanh.

Tất cả nguồn vốn từ các cổ đông, nhà đầu tư, người cho vay hay tổ chức tín dụng đều được tính bằng công thức chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC).

Ví dụ cụ thể về WACC là gì:

Một dự án của công ty bạn huy động 50% vốn ngân hàng và 50% vốn từ các nhà đầu tư. Trong đó, mức lãi suất cho vay của ngân hàng là 5%, các nhà đầu tư yêu cầu 15% mức lợi suất. Vậy lợi suất trung bình của dự án là: (5% + 15%) / 2 = 10%

Xem thêm: GNP là gì

Công thức tính vốn bình quân gia quyền như thế nào?

Vậy là chúng ta đã biết được WACC là gì, tiếp đến hãy cùng tìm hiểu xem làm cách nào để tính chỉ số này.

Theo đó, công thức tính chi phí vốn bình quân gia quyền sẽ là:

WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd*(1-Tc)

Trong đó:

  • E: là giá trị thường của tổng vốn chủ sở hữu
  • D: là giá trị thị trường của tổng nợ
  • V = E + D: là tổng giá trị của thị trường tài chính doanh nghiệp
  • Re: là chi phí vốn chủ sở hữu/vốn cổ phần
  • Rd: là chi phí sử dụng nợ
  • Tc: là thuế thu nhập doanh nghiệp
  • E/V: là tỷ lệ khoản vốn dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu
  • D/V: là tỷ lệ khoản vốn dựa trên các khoản nợ
WACC là gì-1
WACC là vốn của doanh nghiệp dùng cho các mục đích đầu tư hoặc mở rộng doanh nghiệp

WACC sẽ được tính dựa vào tổng của [(E/V)*Re] và [(D/V)*Rd*(1-Tc)]. Cụ thể:

  • Vế thứ nhất: đại điện cho giá trị trọng số của liên kết vốn
  • Vế thứ hai: đại diện cho giá trị trọng số của liên kết nợ

Bạn cũng có thể tính WACC theo công thức mở rộng sau:

WACC = Chi phí vốn của chủ sở hữu * % vốn chủ sở hữu + Chi phí nợ * % nợ x (1 – thuế) + Chi phí cổ phiếu ưu đãi * % Cổ phiếu ưu đãi

Ví dụ:

Doanh nghiệp B có tổng vốn 2 tỷ đồng, gồm:

  • Vốn vay: 800 triệu đồng chiếm 40% tổng nguồn vốn
  • Vốn chủ sở hữu: 1,2 tỷ đồng chiếm 60% tổng nguồn vốn
  • Chi phí sử dụng vốn trước thuế: 10%/năm
  • Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu: 13,4%
  • Thuế suất thuế TNDN: 20%

Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC = 60% * 13,4% + 40% * 10% * (1 – 20%) = 11,24%

WACC là gì-2
WACC chỉ ra tỷ suất lợi nhuận của người cho vay và chủ sở hữu

Có thể bạn chưa biết: Cách tính GDP danh nghĩa và GDP thực tế

Bản chất của WACC 

Việc hiểu rõ bản chất của WACC là gì, sẽ giúp chủ doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đưa ra các điều hướng kinh doanh hiệu quả và chính xác.

  • WACC là giá trị trung bình của chi phí của các loại tài trợ thông qua nợ hoặc vốn chủ sở hữu. 
  • Vốn nợ và vốn của chủ sở hữu là hai bộ phận cấu thành vốn của công ty.
  • Các nhà cho vay và các nhà cung cấp vốn cổ phần đều muốn thu được khoản lợi nhuận dựa trên số tiền hoặc số vốn họ cung cấp.
  • WACC chỉ ra tỷ suất lợi nhuận của hai loại cổ đông (người cho vay và chủ sở hữu) có thể mong đợi.
  • WACC là chi phí cơ hội doanh nghiệp chấp nhận rủi ro khi đầu tư bên ngoài.
  • WACC thường được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng nội bộ để đưa ra nhiều quyết định quan trọng.
  • WACC là tỷ lệ chiết khấu sử dụng cho dòng tiền có rủi ro tương tự như của toàn thể công ty.
WACC là gì-3
WACC là chi phí doanh nghiệp chấp nhận rủi ro khi đầu tư bên ngoài

Ý nghĩa của WACC đối với doanh nghiệp

Trong đầu tư kinh doanh, mỗi chỉ số đều có ý nghĩa nhất định đối với doanh nghiệp và WACC cũng vậy. Để giúp bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa của WACC là gì, chúng tôi xin đưa ra những điểm quan trọng sau:

  • WACC được dùng để xác định giá trị của doanh nghiệp trong đầu tư chứng khoán.
  • Chỉ số WACC giúp doanh nghiệp xác định với mỗi đồng tiền vốn được tài trợ, đầu tư thì cần bỏ ra bao nhiêu chi phí.
  • WACC chỉ ra lợi nhuận của cả người cho vay và chủ sở hữu vốn có thể nhận được.
  • Dựa vào chỉ số WACC, doanh nghiệp sẽ quyết định sát nhập hay mở rộng doanh nghiệp.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng chi phí vốn bình quân WACC là gì?

Khi sử dụng chi phí vốn bình quân WACC sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến, bao gồm:

  • Chi phí vốn chủ sở hữu: Đây là tỷ lệ lợi nhuận dự kiến của các cổ đông đang nắm giữ một phần rủi ro trong kinh doanh mà họ có.
  • Chi phí nợ: Đây là lãi suất của một công ty kinh doanh trả cho các khoản vay của mình và nó được khấu trừ thuế. Chi phí nợ được biểu thị dưới dạng thuế suất sau thuế và có công thức “Chi phí nợ = Rd x (1 – T)”, trong đó Rd là chi phí nợ trước thuế.
  • Giá trị thị trường của nợ: Yếu tố này thường được lấy từ bảng cân đối kế toán hoạt động của doanh nghiệp. Để xác định bạn lấy tổng số nợ của phương trình trừ đi các khoản phải trả.
  • Thuế suất có hiệu lực: Yếu tố này là mức trung bình của thuế suất mà một công ty đã trả. Giá trị sẽ được tính bằng cách chia tổng số thuế cho thu nhập chịu thuế.
WACC chi phí sử dụng vốn bình quân chịu ảnh hưởng của chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí nợ, giá trị thị trường của nợ và thuế suất có hiệu lực
WACC chi phí sử dụng vốn bình quân chịu ảnh hưởng của chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí nợ, giá trị thị trường của nợ và thuế suất có hiệu lực
WACC cân bằng chi phí vốn bình quân mà chủ doanh nghiệp cần chú trọng
WACC cân bằng chi phí vốn bình quân mà chủ doanh nghiệp cần chú trọng

Xem thêm:

Cách sử dụng WACC hiệu quả

Để sử dụng WACC hiệu quả, các nhà phân tích chứng khoán thường đánh giá giá trị của mỗi khoản đầu tư. Bên cạnh đó, khi cần đánh giá xác định nên mua loại cổ phiếu nào, họ sẽ dùng WACC.

WACC là gì-4
Để sử dụng WACC hiệu quả doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ loại cổ phiếu nên mua

Ví dụ, trong quá trình phân tích các dòng tiền chiết khấu, họ có thể dùng công thức tính WACC để làm tỷ lệ chiết khấu cho dòng tiền trong tương lai. Mục đích để lấy được giá trị hiện tại ròng của từng doanh nghiệp.

Các dịch vụ Xuyên Việt Media cung cấp:

Hạn chế của WACC

Song song với những ưu điểm thì chi phí sử dụng vốn bình quân WACC cũng tồn tại một số điểm hạn chế như sau:

WACC chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp hoặc dự án có quy mô nhỏ. Đối với những dự án lớn thì sẽ không áp dụng được bởi WACC có thể làm thay đổi những rủi ro trong kinh doanh. Từ đó làm cho các nhà đầu tư không nhìn nhận được chính xác tính khả thi của dự án.

Kết luận

Đối với doanh nghiệp, WACC là chi phí họ phải bỏ ra để huy động vốn cho các hoạt động kinh doanh. Còn với người cho vay hoặc người đầu tư, đây là cơ hội họ chấp nhận rủi ro đầu tư vào doanh nghiệp.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn tìm ra lời giải đáp chính xác cho các vấn đề WACC là gì, công thức tính và ý nghĩa WACC. Để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về tài chính, bạn hãy tham khảo thêm các bài viết khác trên Xuyên Việt Media nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *