Chi phí cơ hội – một thuật ngữ thường được sử dụng trong kinh tế học. Nếu như bạn đang tìm kiếm các thông tin về kinh tế, cách tính chi phí cơ hội, các kiến thức, khái niệm liên quan, hãy cùng Xuyên Việt media tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Chi phí cơ hội là gì?
Chi phí cơ hội – Opportunity cost (OC) được biết là thuật ngữ chỉ những giá trị của phương án tốt nhất mà các doanh nghiệp phải bỏ qua để có thể lựa chọn phương án hiện tại phù hợp hơn. Chi phí cơ hội không chỉ gồm tiền bạc, mà còn có các yếu tố liên quan như thời gian, những mối quan hệ xung quanh. Chính vì thế, xác định chi phí cơ hội rất khó và không có số liệu chính xác. Các doanh nghiệp sẽ có những đánh giá thực tế để thực hiện 1 kế hoạch.
Cách tính chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội được tính theo công thức:
OC= FO-CO
Trong đó:
- OC là chi phí cơ hội
- FO là lợi nhuận của những lựa chọn tối ưu
- CO là lợi nhuận của lựa chọn được chọn.
Tầm quan trọng của chi phí cơ hội
Sử dụng một cách hiệu quả những nguồn lực doanh nghiệp là vấn đề rất quan trọng. Mỗi doanh nghiệp sẽ có 1 nguồn vốn cố định, và người điều hành cần biết cách sử dụng thông minh. Nếu như lựa chọn không tốt sẽ dẫn đến rất nhiều ảnh hưởng làm hao phí nguồn lực.
Các chi phí cơ hội thường sẽ tăng lên, và chi phí cơ hội càng tăng cao thì càng chứng tỏ lựa chọn điều chỉnh của doanh nghiệp không hiệu quả và lợi nhuận thấp. Các doanh nghiệp phải dựa vào chi phí cơ hội để có thể đánh giá chân thực và chính xác hơn.
Chi phí cơ hội không phải bất biến. Các nhà quản lý cần xác định chính xác chi phí cơ hội, đối với từng giai đoạn để đưa ra những lựa chọn phù hợp. Chẳng hạn như đầu tư vàng ngân hàng. Không phải lúc nào đầu tư vàng cũng có lợi nhuận cao. Và khi chi phí cơ hội ngày càng cao thì các nhà quản lý cần phải có các phương án điều chỉnh phù hợp.
Chi phí cơ hội và chi phí chìm
Chi phí cơ hội và chi phí thường được nhắc đến ngang nhau, có sự liên quan với nhau. Tuy nhiên, thực tế, 2 loại chi phí này lại độc lập. Cùng phân biệt xem chi phí cơ hội và chi phí chìm có gì khác nhau:
Về bản chất
Về bản chất, chi phí cơ hội được biết đến là khoản được tính toán, và hoàn toàn chưa phải bỏ ra. Người ta thường dựa vào chi phí cơ hội để có thể xác minh chi phí bị bỏ qua. Đồng thời từ đó, có thể xác định được những phương án tối ưu nhất cho các nhà quản trị. Chi phí chìm là loại chi phí được chi ra và không thể thu hồi lại được.
Ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
Về mặt ảnh hưởng đến quyết định đầu tư doanh nghiệp, chi phí cơ hội có tác động trực tiếp đến quyết định đầu tư. Bởi vì, người ta dựa vào chi phí cơ hội để có thể đánh giá và phân tích, đưa ra lựa chọn tối ưu nhất. Thông thường, chi phí chìm không được để tâm khi đưa ra quyết định. Và nó cũng là khoản tiền không quá lớn.
Một số câu hỏi về chi phí cơ hội
Có khá nhiều vấn đề xoay quanh chi phí cơ hội, dưới đây là những giải đáp nhanh mà các bạn có thể tham khảo qua:
Chi phí cơ hội của vốn là gì?
Chi phí cơ hội của vốn hay còn được gọi là cơ hội nguồn vốn doanh nghiệp là chi phí được xác định là số tiền mà doanh nghiệp có thể nhận được nếu chọn phương án đó. Trong kinh tế và đánh giá lợi ích của các dự án thì việc chi phí cơ hội của vốn doanh nghiệp có ý nghĩa lớn.
Chi phí cơ hội của một hàng hóa là gì?
Đối với 1 hàng hoá, chi phí cơ hội là số lượng hàng hoá khác cần bỏ ra để có thêm hàng hoá. Ví dụ như muốn sản xuất 100 túi bơ, phải cần 200 lít sữa.
Chi phí cơ hội tăng dần là gì?
Chi phí cơ hội tăng dần được hiểu đơn giản là nếu như có thêm 1 lượng đơn vị vào phương án lựa chọn nào đó, đó tức là chi phí cơ hội tăng thêm.
Xem thêm: Tài sản ròng là gì? Công thức tính chính xác
Chi phí cơ hội được biết đến là yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá chi phí, lợi ích doanh nghiệp. Vì thế, bất cứ ai khi mới tìm hiểu thông tin liên quan đến các vấn đề này, nên chú ý tìm hiểu trước về khái niệm, cách tính chi phí cơ hội và ý nghĩa của các loại chi phí đem lại. Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến chi phí cơ hội, công thức cách tính chi phí cơ hội mà bạn nên tham khảo. Hiện nay Xuyên Việt media đang cung cấp các gói dịch vụ marketing chất lượng cao, dịch vụ SEO website các quý doanh nghiệp có thể tham khảo để sử dụng trong quá trình xây dựng công ty nhé!