Cơ cấu nợ hay tái cấu trúc nợ là một phần trong chiến lược tái cấu trúc tài chính. Trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp, công ty sử dụng tái cấu trúc nợ để nhằm mục đích tránh rủi ro vỡ nợ đối với khoản nợ hiện có hoặc để tận dụng mức lãi suất thấp hơn. Vậy cơ cấu nợ là gì? Để được thực hiện cơ cấu nợ cần phải tìm hiểu và làm thủ tục như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ thông tin hơn trong bài viết sau đây nhé.
Cơ cấu nợ là gì?
Xét về “cơ cấu” thì ta có thể hiểu đó là nguyên tắc kết hợp và hoạt động của các chi tiết này trong cùng một chỉnh thể nhất định. Và thuật ngữ “nợ” được dùng để chỉ nghĩa vụ phải thực hiện về việc khoản trả, hay đền bù về vật chất, tài sản. Nợ được hình thành khi một người cho vay một lượng tài sản nhất định.
Qua đó, ta có thể thấy được rằng cơ cấu nợ là một khoản nợ được bên vay và bên cho vay thỏa thuận phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán nợ của bên vay nợ. Nói đến cơ cấu nợ ta thường nhắc đến các từ chuyên ngành như: Nợ công, khoanh nợ, xóa nợ, gia hạn nợ, hoán đổi nợ,…
Hiểu một cách đơn giản thì tái cơ cấu nợ là quá trình được các công ty sử dụng để tránh rủi ro vỡ nợ đối với khoản nợ hiện có hoặc để tận dụng mức lãi suất thấp hơn. Hiện nay, trên thực tế thì việc tái cơ cấu nợ cũng có thể được thực hiện bởi các cá nhân đang trên bờ vực mất khả năng thanh toán, hoặc bởi các quốc gia đang có xu hướng vỡ nợ quốc gia.
Tái cấu trúc tài chính là gì?
Về cơ bản thì tái cấu trúc tài chính là một quá trình sắp xếp lại hoặc tổ chức lại cấu trúc tài chính, mà chủ yếu là bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Tái cấu trúc tài chính có thể được thực hiện do bị bắt buộc hoặc đó là một phần của chiến lược tài chính của công ty. Việc tái cơ cấu lại tài chính này có thể thực hiện từ bên tài sản hoặc nợ phải trả. Nếu một bên thay đổi thì bên còn lại sẽ theo đổi theo.
Thủ tục để được cơ cấu nợ
Do đó, các doanh nghiệp cần làm việc với các tổ chức tín dụng để biết được các quy định về trình tự thủ tục, hồ sơ để xin cơ cấu nợ. Một số các giấy tờ các doanh nghiệp có thể sẽ phải cung cấp cho tổ chức tín dụng để được xem xét cơ cấu nợ như sau:
Giấy đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ kiêm phương án trả nợ;Biên bản xác định các nguyên nhân ảnh hưởng (như dịch Covid-19) giữa Ngân hàng và khách hàng;Các tài liệu chứng minh khách hàng sụt giảm doanh thu/thu nhập (do ảnh hưởng dịch Covid-19);Các tài liệu khác có liên quan.
Đặc điểm của Tái cơ cấu nợ
Một số công ty tìm cách tài cơ cấu nợ khi họ phải đối mặt với phá sản. Công ty có thể có các khoản vay được cơ cấu theo cách ưu tiên trả nợ trước.
Những chủ nợ cấp cao (Senior debt holder) sẽ được trả trước những chủ nợ cấp dưới nếu công ty sắp phá sản. Các chủ nợ đôi khi sẵn sàng thay đổi nguyên tắc này và các điều khoản khác để tránh phải giải quyết với sự phá sản hoặc vỡ nợ tiềm ẩn của con nợ.
Quá trình tái cơ cấu nợ thường được thực hiện bằng cách giảm lãi suất cho các khoản vay, bằng cách kéo dài ngày đáo hạn, hoặc thực hiện đồng thời cả hai.
Những cách này giúp cải thiện cơ hội doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Các chủ nợ hiểu rằng họ sẽ nhận được thậm chí ít hơn nếu công ty bị buộc phải phá sản hoặc giải thể (Liquidation).
Tái cơ cấu nợ có thể là lợi ích đối với cả hai chủ thể. Doanh nghiệp tránh được phá sản và những người cho vay thường nhận được nhiều hơn là phải tiến hành thực hiện thủ tục phá sản.
Các loại hình Tái cơ cấu nợ
Tái cơ cấu nợ có thể bao gồm hoán đổi nợ thành vốn cổ phần. Điều này xảy ra khi các chủ nợ đồng ý hủy bỏ một phần hoặc tất cả các khoản nợ tồn đọng của họ để đổi lấy vốn chủ sở hữu trong công ty.
Việc hoán đổi thường là một lựa chọn ưu tiên khi nợ và tài sản trong công ty rất lớn, vì vậy việc buộc công ty phá sản sẽ không lí tưởng. Các chủ nợ sẽ ưa thích kiểm soát một công ty kiệt quệ hơn là để công ty đó phá sản.
Một công ty đang tìm cách tái cơ cấu lại các khoản nợ của mình cũng có thể đàm phán lại với các trái chủ để cắt lỗ dự kiến (Haircut) – một phần của các khoản thanh toán lãi chưa trả sẽ bị xóa, hoặc một phần tiền gốc sẽ không được trả.
Một công ty thường sẽ phát hành trái phiếu có thể mua lại (Callable bond) để bảo vệ chính mình khỏi tình huống không thể thực hiện thanh toán lãi. Trái phiếu có thể mua lại có thể được công ty sớm mua lại trong thời gian lãi suất giảm. Điều này cho phép công ty dễ dàng tái cơ cấu nợ trong tương lai vì nợ hiện tại có thể được thay thế bằng nợ mới với lãi suất thấp hơn.
Tham khảo thêm:
- Hóa đơn VAT là gì? Những điều cần biết về thuế VAT – Khái niệm và vai trò
- Thị trường bất động sản là gì? Đặc điểm và khái thị trường bất động sản
Lời kết:
Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu cơ cấu nợ là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…