Lãi suất là thuật ngữ khá phổ biến với dân ngân hàng và những người kinh doanh. Tuy nhiên liệu bạn đã biết lãi suất là gì? Hiện có bao nhiêu loại? Nhân tố nào ảnh hưởng? Hãy cùng Xuyên Việt Media tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Lãi suất là gì?
Lãi suất được hiểu là tỉ lệ số tiền lãi người vay phải có trách nhiệm chi trả cho người vay dựa trên số tiền vay ban đầu.
Hoặc hiểu đúng hơn, lãi suất là phần trăm tiền góc cần trả trong một thời gian nhất định. Lãi suất là gì? Đây là công cụ quan trọng để tính toán biến số đầu tư, thất nghiệp hay lạm phát.
Khác với giá cả hàng hóa, lãi suất được biểu diễn dưới dạng tỷ lệ phần trăm chứ không phải số tuyệt đối. Lãi suất cũng là tỷ lệ sinh lời mà chủ sở hữu thu được từ khoản vốn cho vay.
Lãi suất có mấy loại?
Dựa vào lãi suất là gì, chúng ta có thể chia lãi suất theo:
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Lãi suất tín dụng ngắn hạn: áp dụng với các khoản tín dụng thời hạn dưới 1 năm.
- Lãi suất tín dụng trung hạn: áp dụng với các khoản tín dụng thời hạn từ 1 – 3 hoặc 5 năm (tùy theo quy định).
- Lãi suất tín dụng dài hạn: áp dụng với các khoản tín dụng thời hạn trên 5 năm.
Có thể bạn chưa biết: Lợi nhuận biên là gì
Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất
- Lãi suất thực: lãi suất được điều chỉnh theo biến đổi của lạm phát.
- Lãi suất danh nghĩa: lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ tại chính thời điểm nghiên cứu.
Căn cứ vào sự ổn định của lãi suất
- Lãi suất cố định: lãi suất được áp dụng cố định trong suốt thời gian vay.
- Lãi suất thả nổi: lãi suất có thể thay đổi lên xướng, có thể báo trước hoặc không.
Căn cứ vào phương pháp tính
Lãi suất đơn: lãi suất tính một lần trên số vốn gốc cho suốt thời kỳ vay.
Công thức: I = n*i*Co
Trong đó:
- I: số tiền lãi
- n: số thời kỳ gửi vốn
- i: lãi suất
- Co: vốn gốc
Lãi suất kép: lãi suất có tính đến giá trị đầu tư lại của lợi tức thu được trong thời gian sử dụng tiền vay.
Công thức: C = Co (1 + i)n
Trong đó:
- C: số tiền thu được theo lãi gộp sau n kỳ
- Co: số vốn gốc
- i: lãi suất
- n: số thời kỳ gửi vốn
Lãi suất hoàn vốn: lãi suất cân bằng giá trị hiện tại của tiền thu nhập đã nhận được trong tương lai, theo công cụ nợ với giá trị hôm nay của công cụ đó.
Căn cứ vào loại hình tín dụng
Lãi suất tín dụng thương mại: áp dụng trong quan hệ mua bán chịu giữa các doanh nghiệp.
Công thức: LSTDTM = (Giá của hàng hóa bán chịu – Giá cả hàng hóa bán trả ngay) / Giá cả hàng hóa bán chịu
Lãi suất tín dụng ngân hàng: áp dụng vào quan hệ của ngân hàng với doanh nghiệp và công chúng trong việc thu hút tiền gửi và cho vay. Gồm các loại:
- Lãi suất cơ bản
- Lãi suất tiền gửi
- Lãi suất chiết khấu
- Lãi suất tái chiết khấu
- Lãi suất liên ngân hàng
Lãi suất tín dụng nhà nước: áp dụng khi nhà nước đi vay của các chủ thể trong xã hội bằng hình thức phát hành trái phiếu hoặc tín phiếu.
Lãi suất tín dụng tiêu dùng: áp dụng khi doanh nghiệp cho người dùng vay phục vụ mục đích cá nhân. Mức lãi suất này thường cao hơn lãi suất tín dụng nhà nước và lãi suất tín dụng ngân hàng.
Xem thêm: Biểu đồ xương cá là gì
Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
Hiểu rõ lãi suất là gì và các loại lãi suất, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng cũng trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể:
Cung cầu vốn vay
Cung cầu vốn vay là tổng thể tiền tệ được hệ thống ngân hàng cung cấp để thanh toán hoặc giao dịch trên thị trường. Sự thay đổi của cung cầu tiền tệ sẽ khiến lãi suất thay đổi.
Bởi khi muốn kiềm chế lạm phát, ngân hàng sẽ thực hiện thắt chặt tiền tệ bằng việc điều chỉnh: tăng lãi suất cho vay, tăng lãi suất chiết khấu, bán vàng, bán giấy tờ có giá…
Lạm phát
Khi lạm phát tăng, dù chỉ là mức lãi suất riêng lẻ hoặc ở mọi mặt lãi suất sẽ làm giảm độ lớn của cung. Mặt khác, nó còn làm tăng quy mô về quỹ cầu cho vay.
Nền kinh tế ổn định
- Cung tiền vay: nền kinh tế ổn định khiến của cải tăng lên, người dân chỉ muốn giữ một số tiền giao dịch đủ cho nhu cầu sử dụng. Bởi thị trường trái khoán sẽ ổn định hơn, ít rủi ro nên lãi suất có xu hướng giảm.
- Cầu tiền vay: khi kinh tế phát triển mạnh mẽ, các công ty càng có nhiều ý định vay vốn và tăng số dư nợ khiến cầu tiền vay tăng, kéo theo lãi suất tăng.
Chính sách của nhà nước
Mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nước là tăng nhanh tổng sản phẩm quốc dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp và cân bằng xuất nhập khẩu.
Muốn làm được điều đó, nhà nước cần đưa ra các chính sách có thể điều chỉnh phương hướng và tốc độ hoạt động kinh tế. Dĩ nhiên, mọi chính sách của nhà nước đều tác động tới lãi suất cân bằng của thị trường.
Dịch vụ Hot tại Xuyên Việt Media:
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về lãi suất là gì được Xuyên Việt Media tổng hợp và chia sẻ. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.