Khi tìm hiểu về Phật Giáo, mọi người vẫn thường nghe đến hai từ “niết bàn”, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu niết bàn là gì? Theo như kinh của Phật: “Tinh túy đạo Phật đọng lại chỉ là cõi niết bàn”. Vậy cõi niết bàn ở đây là gì, liệu đây có phải là một cõi nơi con người có thể sinh sống, cư trú như trái đất hay không? Hay đó chỉ là một khái niệm trừu tượng trong Phật giáo? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để cùng Xuyên Việt Media giải đáp thắc mắc cõi niết bàn và tìm hiểu về bản chất và ý nghĩa niết bàn trong Phật Giáo nhé!
Niết bàn là gì?
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm Niết Bàn là gì. Một số người tu sĩ Phật cho rằng niết bàn chính là chết. Tuy nhiên, đây là nhận định hoàn toàn sai lầm. Niết bàn được hiểu là sự viên tịch hay còn là hoàn toàn vắng lặng. Ở khía cạnh khác, niết bàn là vô sinh tức là không còn sinh diệt và giải thoát. Nghĩa của từ này xa rời cái chết, thay vào đó nhấn mạnh tới yếu tố giá trị cuộc sống.
Những người đạt đến cuộc sống niết bàn có nghĩa là họ có đạo sống vắng lặng, không còn phiền não, dứt hết vọng tưởng vô minh, không mang thân nghiệp báo.
Bản chất của Niết Bàn là gì?
Khi biết được niết bàn là gì thì ta cũng biết niết bàn không phải là một thực thể mà mọi người có thể nhìn thấy được hoặc sờ nắm được. Niết bàn cũng không phải là một cõi an lạc nào đó mà là một trạng thái trong của tâm chúng ta. Đó là trạng thái đạt tới cảnh giới vô thường và thanh tịnh tuyệt đối.
Đức Phật từng đề cập tới Niết Bàn là một thứ không sanh, không trưởng thành và không giới hạn. Niết bàn được hiểu là một khái niệm vô hình về mọi mặt, không có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc và cũng không có ngôn từ nào có thể diễn tả, diễn thuyết về niết bàn được.
Đức Phật cũng dạy rằng, niết bàn không phải ở nơi tận cùng thế giới mà niết bàn tồn tại ở ngay trong thâm tâm của mỗi chúng ta. Bởi tư duy sai lầm mà chúng ta không thể thấy được niết bàn trong thực tại. Mà muốn đạt được niết bàn thì phải thoát khỏi vô minh, phải giác ngộ được quy luật vô thường và vô ngã.
Vì vậy, bản chất của Niết Bàn chính là “tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác”. Chỉ khi hiểu rõ bản chất của con người và thế giới là huyễn. Khi đó mới không bị huyễn trói buộc. Ngay tại thế giới này, mỗi con người giác ngộ bản thể không, vô ngã của cái huyễn đó, chính là Niết Bàn.
Làm thế nào để tiếp cận cảnh giới Niết Bàn?
Dù cho cõi niết bàn là gì và được định nghĩa thế nào thì đó cũng là đích đến của những ai đang tu hành. Không kể là người tu tại gia hay xuất gia thì đều cần phải có chánh niệm về giáo lý Bất nhị về cả cuộc sống trần tục lẫn cuộc đời tu học. Để khi mà vạn sự đều vô thường và vô ngã. Chỉ có như vậy mới có thể đạt được đến trạng thái niết bàn. Đức Phật đã từng tóm lược con đường Trung Đạo của Người qua những câu sau:
- “Chớ làm những điều ác
- Nên làm việc lành
- Giữ tâm ý trong sạch
- Đó là lời chư Phật dạy”
Nghĩa là, để có thể đạt tới cảnh giới niết bàn, các Phật tử cần thực hành Bát Chánh Đạo bao gồm: chánh tư duy, chánh kiến, chánh ngữ, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh nghiệp, chánh niệm và chánh định. Đây chính là con đường Tam vô lậu học . Nói rộng ra chính là con đường 37 phẩm trợ đạo, người tu hành sẽ thực hành chánh niệm, thiền định trên cơ sở kinh Tứ Niệm Xứ.
Vạn vật luôn tuân theo quy luật vô ngã và vô thường, tức là luôn biến chuyển và không có bản chất mặc định của riêng nó. Nếu còn chấp ngã, chấp pháp thì sẽ còn kẹt lại ở trong cõi sinh tử, luân hồi. Chúng ta chỉ khi không còn nghiệp báo luân hồi thì mới có thể được giải thoát. Chỉ khi chúng ta ý thức được vô thường, vô ngã thì mới có thể bước gần tới niết bàn. Tu tâm chính là cách để tiếp cận niết bàn, duy trì thiện tâm và giữ tâm thanh tịnh, quên đi tham – sân – si và xóa bỏ hết mọi phiền não, khổ đau.
Ý nghĩa của niết bàn là gì?
Chiếu theo nhiều cách giải thích khác nhau về Niết bàn, thì ý nghĩa của Niết Bàn chính là dứt nghiệp báo luân hồi, đoạn trừ dục vọng, thanh tịnh tuyệt đối. Giải thích một cách trừu tượng hơn thì Niết bàn là sự ngưng đọng vĩnh cửu của không – thời gian trong cõi tâm linh sâu thẳm của con người. Chung quy Niết Bàn trong Phật giáo không phải là một cõi cực lạc có vị trí không – thời gian như thiên đường của Thiên Chúa giáo. Mà Niết Bàn là một trạng thái tâm linh thanh thản,sáng suốt, yên tĩnh, không vọng động, xoá bỏ vô minh, diệt ái dục, chấm dứt mọi khổ đau, phiền não.
Niết bàn trong cuộc sống hiện nay có ý nghĩa như thế nào?
Niết bàn không chỉ xuất hiện trong Phật giáo mà còn tồn tại trong cuộc sống của mỗi con người. Không nhất thiết phải là 1 Phật tử, chúng ta vẫn có thể hướng tâm hồn mình tới niết bàn. Trong quá trình rèn luyện, con người sẽ biết được cách để dẹp đi sự hỉ, nộ, ái, ố, sân si, tham lam, …
Từ đó, con người tìm được sự an yên trong chính cõi lòng. Kể cả trong tình huống thách thức tới đâu, khó khăn, nhân cách và tâm hồn của con người không hề thay đổi. Bởi thế mà hiện nay, nhiều người muốn áp dụng triết lý niết bàn trong đời sống của chính mình.
Xem thêm:
- Dịch vụ backlink tại Xuyên Việt Media
- Dịch vụ SEO Website tổng thể
Kết luận
Vậy thì, qua nội dung bài viết của Xuyên Việt Media quý vị đã hiểu hết Niết bàn là gì chưa? Là người học Phật, độc giả nhất định phải thấu suốt những điều này, để có mục tiêu cho hành trình tu tập được đúng đắn hơn.