Những cấp bậc của tháp Maslow và ứng dụng trong Marketing

tháp Maslow

Tháp Maslow được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực đời sống. Đây được xem là một công cụ vô cùng hữu ích giúp các marketers nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, giúp chủ doanh nghiệp quản trị nhân sự tốt hơn. Vậy cụ thể thì tháo nhu cầu Maslow là gì, cách ứng dụng thế nào? Hãy tìm hiểu cùng Xuyên Việt Media trong chủ đề hôm nay!

Tháp Maslow là gì?

Có thể nói, nhu cầu của con người rất đa dạng và là vô hạn. Trong hàng ngàn những mong muốn đó, Abraham Maslow – một nhà tâm lý học nổi tiếng đã tìm được nhiều điểm chung và cho ra đời tháp nhu cầu mang tên ông – tháp Maslow.

Tháp Maslow (Maslow’s hierarchy of needs ) là một lý thuyết động lực trong tâm lý học, thể hiện nhu cầu tự nhiên của con người. Nó là mô hình bao gồm 5 tầng dạng kim tự tháp, phát triển từ nhu cầu cơ bản đến những nhu cầu cao hơn của con người. 

Theo Maslow thì nhu cầu của con người gồm hai nhóm chính gồm: nhu cầu cơ bản (hay còn gọi là Basic needs) và nhu cầu nâng cao (tiếng anh là Meta needs). Khi các nhu cầu cơ bản được đáp ứng, con người sẽ dần yêu cầu, chuyển sang nhu cầu cao hơn.

tháp Maslow
Tìm hiểu khái niệm tháp Maslow là gì?

THÔNG TIN THÊM: Cách triển khai Email Marketing từ A đến Z

Phân tích các cấp bậc trong tháp Maslow

Tháp nhu cầu Maslow dạng kim tự tháp gồm 5 tầng. Nhu cầu của con người cao dần từ đáy đến đỉnh tháp. Khi được đáp ứng nhu cầu ở tầng dưới, chúng ta sẽ dần chuyển sang những nhu cầu cao hơn. 5 cấp bậc của tháp nhu cầu Maslow được phát triển theo thứ tự từ dưới lên trên, tương ứng với nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp hơn

Tầng đầu tiên: Nhu cầu sinh lý – Physiological Needs

Đây là tầng tượng trưng cho các nhu cầu cơ bản nhất cả con người, là bắt buộc để con người có thể tồn tại và hướng tới những nhu cầu cao hơn trong tháp nhu cầu của Maslow. Những nhu cầu sinh lý như thức ăn, không khí để thở, quần áo, nước uống, nơi ở,… Khi con người được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản này thì mới có thể sống, hoạt động và phát triển tốt.

Physiological Needs được xem là nhu cầu quan trọng nhất. Bởi nếu nhu cầu này không được đáp ứng, tất cả các nhu cầu cao hơn sẽ không thể thực hiện.

Tầng thứ hai: Nhu cầu đảm bảo an toàn – Safety Needs

Nhu cầu tiếp theo của tháp Maslow là sự an toàn, giúp con người yên tâm hơn để phát triển. Những nhu cầu đảm bảo an toàn như an toàn về tính mạng, sức khỏe, an toàn tài chính,… Cùng với nhu cầu sinh lý, nhu cần an toàn giúp con người tồn tại, bảo đảm chất lượng cuộc sống tốt để phát triển lâu dài.

Tầng thứ ba: Nhu cầu các mối quan hệ và tình cảm – Love/Belonging Needs

Hai nhu cầu ở hai tầng đầu tiên đáp ứng nhu cầu về thể chất cho con người. Còn các nhu cầu bắt đầu từ tầng thứ ba này sẽ hướng đến tinh thần nhiều hơn. Khi những nhu cầu cơ bản được đáp ứng một cách đầy đủ, con người sẽ bắt đầu quan tâm đến tinh thần, tình cảm của mình hơn. Chúng ta sẽ muốn mở rộng các mối quan hệ như đối tác, tình yêu, tình bạn, đồng nghiệp,… Nhu cầu Love/Belonging Needs được thể hiện qua những mối quan hệ như bạn bè, gia đình, người yêu,… Chúng giúp tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc cho con người, tránh cảm giác bị cô độc, lo lắng hay trầm cảm.

Tầng thứ tư: Nhu cầu được kính trọng – Esteem Needs trong tháp Maslow

Ở cấp nhu cầu này, con người sẽ mong muốn nhận được sự chấp nhận, coi trọng từ người khác. Nhu cầu được kính trọng thể hiện ở sự tự tin, lòng tự trọng, sự tín nhiệm, mức độ thành công, những nỗ lực để được công nhận của một người. Với Maslow, nhu cầu này được chia làm hai loại gồm: 

  • Lòng tự trọng đối với bản thân: thể hiện ở việc tự xem trọng đạo đức, phẩm giá của bản thân, là động lực để bạn phát triển bản thân.
  • Mong muốn có được danh tiếng, sự tôn trọng đến từ người khác: thể hiện qua vị trí, địa vị, danh tiếng mà bạn đạt được trong một tổ chức, xã hội.

Người nhận được sự công nhận từ người khác thường sẽ tự tin hơn, tôn trọng bản thân và hãnh diện về những khả năng của mình.

tháp Maslow
Phân tầng cấp bậc trong tháp Maslow

Tầng thứ năm: Nhu cầu thể hiện bản thân – Self Actualization Needs

Trong tháp Maslow, đây là tầng cao nhất, thể hiện nhu cầu cao nhất của con người. Khi đã thỏa mãn mọi nhu cầu ở 4 cấp độ bên dưới, con người sẽ bắt đầu có nhu cầu muốn thể hiện bản thân, xuất phát từ ý muốn được phát triển hơn.

Nhu cầu thể hiện bản thân thường xuất hiện ở những người đã thành công, muốn phát huy trí tuệ, sức mạnh, tiềm năng của mình để cống hiến và cho người khác nhìn thấy. Hầu hết những người có nhu cầu này làm việc là để đi tìm những giá trị thuộc về mình, thỏa đam mê. 

Hầu hết mỗi chúng ta sẽ tồn tại cả 5 cấp bậc nhu cầu này. Tuy nhiên, các nhu cầu này sẽ ở mức độ khác nhau tùy mỗi cá nhân mà và giai đoạn khác nhau.

TÌM HIỂU THÊM: Viral Marketing là gì?

tháp Maslow
Tháp Maslow giúp hiểu rõ nhu cầu và phân khúc khách hàng chính xác hơn

Ứng dụng thực tế tháp Maslow trong Marketing

Ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow thường thấy trong nhiều lĩnh vực, trong đó có marketing. Tháp nhu cầu của Maslow hỗ trợ rất đắc lực trong việc nghiên cứu nhu cầu, hành vi của người tiêu dùng cùng nhiều công dụng khác.

Định vị phân khúc khách hàng dựa trên tháp Maslow

Chúng ta đều hiểu rằng, để có một kế hoạch Marketing bài bản, hiệu quả, trước hết cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình. Các marketer cần biết khách hàng của mình là ai, họ có sở thích, mong muốn điều gì. Nói cách khác, các marketer cần vẽ được chân dung khách hàng (customer portrait) và hiểu được insight khách hàng (customer insight). Có như vậy, bạn mới xây dựng được chiến lược Marketing phù hợp.

Tháp nhu cầu Maslow có thể được ứng dụng trong lĩnh vực Marketing với mục đích xác định phân khúc khách hàng. Mỗi nhóm khách hàng sẽ có những nhu cầu và mục đích sử dụng sản phẩm khác nhau. Chính vì thế, bạn cần biết nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới, xem họ nằm ở phân khúc nào để có giải pháp Marketing phù hợp nhất.

Để xác định đúng khách hàng mục tiêu, bạn cần trả lời các câu hỏi:

  • Khách hàng mà công ty hướng tới thuộc nhóm nhu cầu nào?
  • Tỷ lệ khách hàng mục tiêu trong nhóm nhu cầu đó có phổ biến không, hay họ chỉ gồm bộ phận nhỏ?
  • Sản phẩm/Dịch vụ của bạn đáp ứng được đến mức độ nào khi xem xét trong tháp nhu cầu Maslow?
tháp Maslow
Hãy tạo những thông tin thu hút theo dòng sự kiện để nắm bắt nhanh nhu cầu của khách hàng

Nghiên cứu hành vi khách hàng 

Sau khi xác định phân khúc khách hàng mục tiêu của mình, doanh nghiệp cần tiếp tục nghiên cứu hành vi của họ. Các marketer cần biết yếu tố nào tác động quyết định mua hàng của khách hàng: giá cả, sở thích, tính tiện dụng, hay địa vị xã hội,… Việc nghiên cứu này sẽ giúp bạn xây dựng thông điệp phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.

Áp dụng tháp Maslow trong truyền thông

Khi đã xác được đối tượng khách hàng, thông điệp thu hút được họ, bạn cần có kế hoạch truyền thông phù hợp.

Tùy đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể xác định kênh truyền thông mang đến hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn, với các nhu cầu cơ bản thì kênh quảng cáo hợp lý nhất là trên truyền hình. Hay bạn cũng có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu theo đặc thù của cấp bậc nhu cầu. Chẳng hạn, bạn có thể dùng data và gọi điện, tiếp thị trực tiếp để quảng bá sản phẩm/dịch vụ.

Các dịch vụ cần thiết cho doanh nghiệp

  • Dịch vụ viết bài chuẩn SEO chất lượng giá tốt nhất
  • Dịch vụ quản trị Web trọn gói giá rẻ

Kết luận 

Có thể nói, cho đến nay tháp Maslow vẫn mang nhiều ý nghĩa và được ứng dụng thực tế trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong cuộc sống. Dựa vào tháp nhu cầu của Maslow cùng những đặc điểm về nhu cầu của con người, doanh nghiệp có thể áp dụng vào Marketing. Qua đó, bạn có thể dễ dàng nghiên cứu chính xác hơn nhu cầu của khách hàng và có các chiến dịch tiếp thị phù hợp để thu hút, thuyết phục họ sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *