Thuật ngữ thị trường không còn quá xa lạ đối với những người làm ăn buôn bán. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu chính xác thị trường là gì? Hình thái thị trường thế nào? Có bao nhiêu loại thị trường hiện nay? Vì thế qua bài viết dưới đây, Xuyên Việt Media sẽ giúp bạn làm rõ các vấn đề này.
Thị trường là gì?
Thị trường là môi trường mà các giao dịch có tính chất thương mại hoạt động. Thị trường sẽ xuất hiện ở bất cứ không gian và khung cảnh nào nếu hoạt động trao đổi, mua bán xảy ra.
Các hình thái của thị trường
Về cơ bản, thị trường có rất nhiều hình thái. Tùy vào sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trao đổi mà được chia thành:
Thị trường tự do
Thị trường hoạt động tự do, không có sự can thiệp của chính phủ. Người bán và người mua có thể hoạt động thoải mái nên dẫn tới tình trạng tranh giành độc quyền khiến giá tăng cao.
Nếu thị trường này gây ảnh hưởng tới thị trường kinh doanh thì chính phủ sẽ can thiệp để điều tiết.
Thị trường hàng hóa
Đây là thị trường diễn ra sự mua bán, trao đổi các sản phẩm phục vụ cho mục đích sống hàng ngày. Các sản phẩm rất đa dạng từ nhiên vật liệu, lương thực, thực phẩm cho tới hàng hóa tài chính.
Thị trường tiền tệ
Đây là hình thái thị trường lớn nhất thế giới hiện nay, chúng hoạt động liên tục 24/7. Thị trường tiền tệ cho phép các giao dịch diễn ra với nhiều đối tượng như: người tiêu dùng, nhà đầu tư, ngân hàng, chính phủ…
Thị trường chứng khoán
Thị trường diễn ra các giao dịch cổ phiếu. Thị trường này đang hoạt động rất sôi nổi hiện nay, tuy nhiên khá phức tạp và khó kiểm soát. Phần lớn giao dịch sẽ hoạt động qua mạng lưới Internet.
Có thể bạn chưa biết: Kinh tế đầu tư là ngành học gì
Thị trường hình thành bởi các yếu tố nào?
Sau khi biết rõ khái niệm thị trường là gì và các hình thái của nó. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem các yếu tố nào hình thành nên thị trường nhé.
Chủ thể tham gia thị trường
Chủ thể ở đây có thể là cá nhân hay tổ chức có hành vi và năng lực pháp luật thực hiện hoạt động giao dịch. Cụ thể hơn là những người mua, người bán hoặc người có nhiệm vụ quản lý và giám sát thị trường.
Khách thể thị trường
Là hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm hoặc vốn, sức lao động… thứ chủ thể thị trường hướng đến. Tất cả tài sản giao dịch dù là tiền tệ, thực phẩm, lương thực… hay thương hiệu, bản quyền… đều trở thành một phần của thị trường.
Giá cả thị trường
Giá cả thị trường được hình thành dựa trên cung cầu của hàng hóa. Nếu cùng vượt cầu giá hàng hóa giảm, người lại cầu vượt cung thì giá sẽ tăng.
Chức năng của thị trường
Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi. Mà nó còn là nơi giúp cung và cầu luôn trong trạng thái cân bằng. Vậy chức năng của thị trường là gì?
Chức năng thực hiện
Hàng hóa sản xuất ra cần phải có người mua để tiêu thụ. Nếu hàng hóa bán ra với mức giá bằng giá trị, chứng minh xã hội đã thừa nhận công dụng của nó.
Thị trường chỉ thừa nhận dịch vụ, hàng hóa nếu nó thực sự phù hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng. Các loại hàng hóa kém chất lượng, vô dụng… sẽ bị thị trường đào thải.
Chức năng cung cấp thông tin
- Thị trường đưa ra những thông tin về tổng số cầu, tổng số cung, quan hệ cung cầu với từng loại hàng hóa, các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường hay chất lượng sản phẩm.
- Thị trường thông tin cho người sản xuất biết nên cung cấp sản phẩm hàng hóa loại nào, khối lượng bao nhiêu, ở đâu, cho ai, khi nào.
- Thị trường cho người dùng biết nên tìm mặt hàng mình cần ở đâu và nên chọn mặt hàng nào phù hợp với mình.
Chức năng điều tiết, kích thích sản xuất
Thông qua mối quan hệ cung cầu và giá cả của dịch vụ, hàng hóa trên thị trường. Sẽ dẫn tới chức năng điều tiết của thị trường đối với tiêu dùng, lưu thông và sản xuất.
Xem thêm: Chính sách tiền tệ là gì
Phân loại thị trường
Việc phân loại thị trường sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất của thị trường là gì, cũng như biết được có những thị trường nào đang hoạt động hiện nay.
Căn cứ vào hình thái vật chất đối tượng trao đổi
- Thị trường hàng hóa: Đối tượng trao đổi chính là hàng hóa tồn tại ở dạng hữu hình. Có thể là nguyên vật liệu, các yếu tố sản xuất hoặc mặt hàng tiêu dùng hàng ngày. Thị trường này cạnh tranh khá gay gắt.
- Thị trường dịch vụ: Đối tượng trao đổi là hàng hóa không thể cầm nắm được. Với thị trường này, quá trình tiêu dùng và sản xuất sẽ diễn ra đồng thời.
Căn cứ vào mối quan hệ cung cầu trên thị trường
- Thị trường thực tế: Gồm khách hàng đã và đang sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cũng đều muốn mở rộng thị trường này và đảm bảo giữ vững số khách hàng thực tế trung thành.
- Thị trường tiềm năng: Đây là nhóm người doanh nghiệp kỳ vọng sẽ sử dụng dịch vụ và sản phẩm của họ. Thị trường tiềm năng sẽ đem đến nhiều giá trị tương lai cho doanh nghiệp.
- Thị trường lý thuyết: Bao gồm cả thị trường thực tế và thị trường tiềm năng. Thông qua thị trường, nhà đầu tư sẽ thấy được khả năng ở hiện tại lẫn tương lai của doanh nghiệp hoặc mặt hàng.
Các kiểu phân loại thị trường khác
- Căn cứ theo tính chất hàng hóa: Chia thành thị trường hàng hóa thiết yếu và thị trường hàng hóa cao cấp.
- Căn cứ vào hình thức đối tượng trao đổi: Gồm thị trường dịch vụ và thị trường hàng hóa.
- Căn cứ vào yếu tố kinh tế: Có thị trường hàng hóa tiêu dùng và thị trường yếu tố sản xuất.
- Căn cứ vào khả năng độ lưu thông: Bao gồm thị trường nước ngoài và thị trường trong nước.
- Căn cứ vào tính chất thị trường: Chia thành thị trường hỗn hợp, thị trường cạnh tranh và thị trường độc quyền.
Các dịch vụ tham khảo của Xuyên Việt Media:
Kết luận
Hiểu rõ khái niệm thị trường là gì sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ các hành vi của khách hàng. Từ đó có được nhiều ưu thế cạnh tranh và nâng cao lợi nhuận kinh doanh. Hi vọng bài viết trên của Xuyên Việt Media đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường cũng như biết cách phân loại thị trường chính xác.