6 chiếc mũ tư duy ra đời đã tạo ra một bước ngoặt lớn giúp người dùng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Phương pháp này tuy mới lạ nhưng lại có hiệu quả vô cùng lớn khiến người dùng yêu thích lựa chọn. Vậy đây là phương pháp gì? Áp dụng như nào? Thông tin bên dưới bài viết mà Xuyên Việt Media tổng hợp sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn.
6 chiếc mũ tư duy là gì?
6 chiếc mũ tư duy là phương pháp hỗ trợ ra quyết định dựa trên các quan điểm, góc nhìn khác nhau. Theo đó, 6 chiếc mũ (trắng, đỏ, đen, vàng, xanh lá cây và xanh dương) đại diện cho 6 quan điểm (dữ liệu, trực giác, tiêu cực, tích cực, sáng tạo, tổng quát) để chia sẻ về cùng một vấn đề.
Trong công việc, bất kỳ ai cũng cần có tư duy đa chiều, đặc biệt là từ các cấp Quản lý, Giám đốc, trưởng bộ phận/Chi nhánh… trở lên. Dựa vào những tư duy logic đó mà mỗi người sẽ tự tin tìm kiếm được công việc phù hợp.
Xem thêm:
- Hiệu ứng Phơn: Đặc điểm, nguyên nhân và tác hại chi tiết
- Tổng hợp các cách làm hiệu ứng trong Powerpoint 2010
Đặc điểm của 6 chiếc mũ tư duy chi tiết từng loại
Mỗi chiếc mũ sẽ có đặc điểm khác nhau và đại diện cho một khía cạnh dữ liệu. Đặc điểm cụ thể của từng loại trong 6 chiếc mũ tư duy như sau:
1. Mũ màu trắng
Mũ màu trắng ra đời là phương pháp đại diện cho tư duy về mặt dữ liệu và các thông tin. Những người đội chiếc mũ này thường đưa ra các phát biểu cụ thể dựa trên việc phân tích dữ liệu thực tế, khách quan. Một ví dụ được đưa ra là giá của số doanh thu trong tháng qua đạt được cũng như số ngày nghỉ phép của các nhân viên. Lúc này những người đội mũ trắng sẽ không có quyền đưa ra ý kiến cũng như bình luận cá nhân.
2. Mũ màu đỏ
Chiếc mũ này được mọi người biết đến với vai trò đại diện cho tư duy về mặt cảm tính. Những phát biểu của người này sẽ dựa trên trực giác cảm nhận chứ không cần có dẫn chứng cụ thể. Ví dụ như người ta chỉ nói rằng ngày mai doanh số bán hàng sẽ tăng, đó chỉ là cảm giác chứ không ai chứng minh được đó là chắc chắn.
3. Mũ màu đen
Chiếc mũ màu đen cần sự nghiêm túc hơn, là sự hiện diện của những người có lối tư duy cẩn trọng nói về điều tiêu cực. Khi có bất cứ đề xuất nào được đưa ra thì những người đội mũ màu đen sẽ nghiên cứu phân tích và đưa ra mức độ rủi ro, hạn chế, bên cạnh đó cũng tìm ra những điểm yếu có thể gặp phải.
Xem thêm:
4. Mũ màu vàng
Những người mang lối tư duy tích cực thường sẽ có chiếc mũ màu vàng. Những đối tượng này thường mang đến những niềm hy vọng, tư duy lạc quan. Đặc biệt yêu cầu những điểm mạnh để có được những lợi ích nhất định cho các công ty.
5. Mũ màu xanh lá
Mũ màu xanh lá cần đầu óc suy nghĩ vì là những người đại diện cho lối tư duy sáng tạo. Họ sẽ phải dựa vào những hiểu biết và vận dụng óc sáng tạo để có thể đưa ra các phát minh, cũng như những ý tưởng đề xuất mới.
6. Mũ màu xanh dương
Trong 6 chiếc mũ tư duy thì có thể nói chiếc mũ màu xanh dương đóng một vai trò quan trọng nhất. Đây chính là chiếc mũ đại diện cho lối tư duy của một người quản lý. Những người này sẽ tiến hành tiếp nhận, phân tích tổng hợp các phát biểu đã được nêu và sau đó đưa ra quyết định cuối cùng. Bên cạnh đó họ cũng sẽ phải nghiêm túc để đảm bảo được tính kỷ luật cũng như thống nhất của các tổ chức cũng như công ty.
Cách tiến hành kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy hiệu quả
Để áp dụng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy hiệu quả bạn hãy ứng dụng làm theo các bước như sau:
Bước 1: Mũ màu trắng: Nêu lên tất cả những ý kiến nói về những thông tin, sự kiện có thật thông qua những bằng chứng và dữ kiện cụ thể.
Bước 2: Mũ màu xanh lá cây: nêu lên những ý kiến sáng tạo bằng nhiều cách thức khác nhau để đề xuất phương án giải quyết vấn đề.
Bước 3: Đánh giá các ý kiến của mũ màu xanh lá cây bằng quan điểm của mũ màu vàng và mũ màu đen.
- Mũ màu vàng: giúp đề xuất hướng giải quyết vấn đề theo một hướng tích cực thông qua việc trả lời câu hỏi những giải pháp nêu trên mang đến lợi ích gì và nếu được thực hiện nó sẽ mang lại hiệu quả ra sao.
- Mũ màu đen giúp viết các đánh giá và chỉ ra những kiến nghị, giải pháp không phù hợp cho việc giải quyết vấn đề và những mặt hạn chế của việc sử dụng những ý kiến này dựa trên những sự kiện và kinh nghiệm sẵn có.
Bước 4: Mũ màu đỏ: nêu lên những quan điểm thiên về cảm xúc, trực giác về vấn đề. Tư duy bằng mũ đỏ cho phép người suy nghĩ đặt xuống các trực cảm mà không cần bào chữa.
Bước 5: Sử dụng mũ màu xanh dương để tổng kết và kết thúc buổi làm việc thông qua việc nhìn nhận lại các bước đã thực hiện trên. Từ đó nêu ra kết luận về hướng giải quyết của vấn đề.
Lời kết
Mô hình 6 chiếc mũ tư duy nếu biết áp dụng sẽ mang đến hiệu quả khi giải quyết bất cứ một vấn đề nào đó. Nếu bạn đang gặp rắc rối chưa biết giải quyết ra sao thì hãy thử áp dụng phương pháp này nhé.