Audit là gì? Khi nào cần audit website?

Audit là gì?

Để xây dựng một website thành công là cả một quá trình dài và đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Các SEOer luôn phải tìm cách để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm với website của mình. Trong đó, một việc không thể bỏ qua chính là audit website. Vậy audit là gì? Thời điểm cần audit và những phần của website cần audit ra sao? Bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết sau để được Xuyên Việt Media giải đáp nhé!

Khái niệm audit là gì?

Audit được dịch là kiểm toán. Trong ngành SEO web, thuật ngữ audit được hiểu là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng của một website xem nó đã được tối ưu đến mức độ nào. Việc đánh giá sẽ dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như onpage, offpage… 

Có thể ví von SEO audit giống như việc “thăm khám và bắt bệnh” cho một website. Nó sẽ kiểm tra xem sức khỏe của website có tốt không và đưa ra phác đồ, phương án chữa bệnh. Quá trình SEO audit sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về website của mình như: Traffic của website, phân tích từ khóa, cải thiện các khía cạnh kỹ thuật của website…

Dù quá trình thực hiện audit phức tạp nhưng mục đích cuối cùng của việc audit website là đều hướng tới tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Các SEOer sẽ giúp website tăng thứ hạng, cải thiện doanh số cho doanh nghiệp. 

Audit là gì?
Bạn hiểu gì về Audit Website?

THÔNG TIN THÊM: Submit là gì?

Thời điểm cần audit website

Dù quá trình kiểm tra website rất quan trọng thì bạn cũng cần chọn những thời điểm audit web hợp lý. Bởi không thể làm việc này quá ít lần nhưng cũng không thể thực hiện liên tục. Dưới đây là 3 thời điểm bạn thực sự cần audit website của mình:

Thời điểm bạn bắt đầu thực hiện dự án mới

Mỗi khi bắt tay vào triển khai bất cứ một công việc gì bạn đều cần có sự chuẩn bị kỹ càng. Quá trình thực hiện một dự án marketing mới cũng như vậy. Bạn cần đề ra những chiến lược cụ thể và đề xuất các bước thực hiện. Trong đó, không thể thiếu việc audit SEO với những doanh nghiệp đang kinh doanh online. 

Hãy audit website trước khi bạn tiến hành tối ưu nó cho chiến dịch mới tốt hơn. Đặc biệt là bạn vừa xây dựng xong website cho dự án sắp tới. Trong trường hợp bạn đang tiếp nhận phát triển web từ khách hàng mới, công việc audit nên thực hiện nhanh gọn nhất có thể. Từ đó, căn cứ vào tình trạng web thì bạn đưa ra gói dịch vụ hợp lý cho khách hàng. 

Thời điểm đầu mỗi quý

Audit web định kỳ hàng quý (3 tháng 1 lần) sẽ giúp bạn nắm rõ hiệu suất SEO của quý trước. Hay khi website của bạn có quy mô rất lớn thì tần suất audit có thể nâng lên từ 2 – 6 tuần/lần. Bạn cần xem hiệu suất SEO ở thời điểm thực hiện audit điều gì khác so với của quý vừa rồi hay không. Nếu như có bất kỳ sự thay đổi nào, hãy điều chỉnh lại website của mình cho hợp lý. 

Khi website của bạn xuất hiện dấu hiệu bất thường

Với một website có quy mô nhỏ thì bạn không nên quá lạm dụng SEO audit vì nó không mang lại quá nhiều lợi ích. Tuy nhiên, với những website có quy mô vừa và lớn thì việc audit lại vô cùng cần thiết. Nhất là khi những con số thống kê về website có dấu hiệu bất thường. Chẳng hạn như traffic sụt giảm đáng kể… thì bạn cần thực hiện audit kịp thời để khắc phục những vấn đề đang tồn đọng.

Audit là gì?
Việc audit web cần thực hiện đúng thời điểm để đạt hiệu quả tối đa

Các phần của website cần audit

Dù công việc kiểm toán website rất quan trọng nhưng không phải ai cũng biết nên audit những phần nào của web. Dưới đây là 4 phần chính khi audit website bạn không thể bỏ qua:

Audit kỹ thuật SEO (Technical SEO)

Trước hết, bạn cần xác định xem website của mình có đang hoạt động bình thường hay không. Có 2 yếu tố bạn cần phân tích để khẳng định điều này như sau:

Khả năng tiếp cận với công cụ tìm kiếm và người dùng

Nếu người dùng không thể nhìn thấy website của bạn thì dù trên web có vô vàn nội dung mới và giá trị thì cũng vô ích. Điều đầu tiên là bạn nên kiểm tra tệp robots.txt và các thẻ meta robot. Bởi đây là những điều kiện có thể làm hạn chế quyền truy cập vào một số vùng nhất định trên website. 

Hoặc cũng có thể do quản trị viên cũ của website vô tình chặn một số trang nhất định khiến cho công cụ tìm kiếm như Google không thể truy cập vào chúng. Thứ hai, bạn cần kiểm tra sơ đồ trang XML xem chúng có được định dạng đúng và gửi đến tài khoản của quản trị viên web không. 

Thứ ba, bạn nên cải thiện tốc độ website để tăng trải nghiệm cho khách hàng. Bởi nếu việc tải trang quá lâu sẽ khiến khách hàng mất kiên nhẫn, thoát trang và tìm web mới. Đồng thời, việc thiết kế web cần tương thích với đa dạng các thiết bị thông minh ngày nay. 

Khả năng lập chỉ mục index

Khả năng tiếp cận và khả năng lập chỉ mục index trên Google luôn đi đôi với nhau. 2 yếu tố này sẽ quyết định các trang của bạn có được hiển thị được với người dùng. Đôi khi Googlebot đã lướt qua trang của bạn nhưng lại không lập chỉ mục. Nguyên nhân có thể do trang web của bạn đang nhận hình phạt từ Google. Hoặc có thể do website của bạn chưa đủ lớn để được Google quan tâm và index ngay lập tức. Lúc này, bạn cần báo cáo để được Google index sớm nhất nhé!

Audit là gì?
Kiểm tra lại các yếu tố kỹ thuật trên website

Audit SEO Onpage

Sau khi audit Technical, bạn cần phải xem xét SEO onpage đến từng trang một. Các vấn đề của SEO onpage cần audit bao gồm:

  • Nội dung trên các trang cần liên quan đến ý tưởng chính của toàn thể website. Tuy nhiên, các bài viết cần hướng đến keyword và nội dung khác nhau, tránh trùng lặp, hoặc nội dung tương đương khiến Google khó index. 
  • Các quảng cáo đăng trên web có đang che mất nội dung, làm phiền người dùng hay không?
  • Bài viết cần có cấu trúc chặt chẽ, logic, hướng đến đối tượng mục tiêu. 
  • Bài viết có chuẩn SEO không như: Số lượng từ phù hợp, tối thiểu là 500 từ, tần suất từ khóa xuất hiện trong bài, các backlinks chất lượng, tiêu đề, cấu trúc URL, thẻ mô tả (meta description), định dạng văn bản, liên kết nội bộ, hình ảnh…
  • URL của bài viết cần chứa keyword, ngắn gọn và mô tả đúng nội dung.
Audit là gì?
Audit lại nội dung, đảm bảo các thông tin cung cấp đầy đủ và đúng những gì người dùng đang tìm kiếm

XEM NGAY: Dịch vụ Content chuẩn SEO cho Web thúc đẩy thứ hạng

Audit SEO Offpage

Các yếu tố xếp hạng SEO offpage hiển thị mức độ phổ biến của website. Bên cạnh đó, bạn còn cần biết được mọi người truy cập vào website của bạn từ nguồn nào, có đáng tin cậy hay không…

Không những thế, bạn cần phải đảm bảo nội dung bài viết thân thiện với độc giả. Điều này sẽ giúp website của bạn nhận được nhiều liên kết trỏ về, lượt chia sẻ, tăng lưu lượng truy cập, tăng thời gian khách ở lại trên website và giảm tỷ lệ thoát đáng kể.

Audit từ khóa và đối thủ – Competitive Analysis 

Một phần khác của website cần Audit chính là phân tích từ khóa và phân tích đối thủ cạnh tranh. Bởi từ khóa chính là đơn vị đo lường nhỏ nhất nhưng lại vô cùng quan trọng trong SEO. Khi bạn phân tích từ khóa cũng là lúc bạn phân tích đối thủ cạnh tranh. Từ đó, bạn biết được người dùng có nhu cầu gì và các đối thủ đang đáp ứng nhu cầu đó ra sao. 

Gợi ý một số công cụ giúp audit website

Việc audit website quả không hề đơn giản. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ sau đây:

  • Google Search Console
  • Google Analytics
  • Copyscape
  • SERP Simulator
  • Web Page Word Counter
  • Google PageSpeed Insights
  • Ahrefs 
  • SEOPtimer
  • My Site Auditor
  • Found SEO Audit Tool
  • SEO Audit Tool by ContentLook

Mỗi công cụ sẽ có những tính năng riêng phục vụ cho việc audit website của bạn. Bạn không nhất thiết chỉ chọn 1 công cụ mà có thể linh hoạt phối hợp nhiều công cụ khác nhau để việc audit trở nên kỹ lưỡng và hiệu quả hơn. 

CẬP NHẬT MỚI: Bảng giá dịch vụ quản trị Website trọn gói dành cho cá nhân/doanh nghiệp

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về thuật ngữ audit là gì? Cùng với đó là một số thông tin liên quan bạn cần biết về audit. Thực hiện audit kịp thời sẽ giúp bạn phát hiện được những sự cố trên website của mình và khắc phục nhanh chóng. Nhờ đó, website của bạn sẽ trở nên hoàn hảo hơn với công cụ tìm kiếm Google cũng như người dùng. Hãy theo dõi Xuyenvietmedia.com thường xuyên để tìm hiểu thêm kiến thức về marketing nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *