Giá cả là một trong những yếu tố hết sức quan trọng khi nói đến marketing. Đây cũng chính là công cụ cạnh tranh hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng doanh số. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu chiến lược giá là gì hay vai trò và có những chiến lược nào? Để có thể giải đáp được những thắc mắc này, Xuyên Việt Media mời bạn cùng đọc bài viết.
Chiến lược giá là gì?
Chiến lược giá (Pricing Strategy) là chiến lược hay chiến thuật các doanh nghiệp sử dụng để tìm ra định hướng về giá của sản phẩm cụ thể nào đó. Chiến lược giá giúp tổ chức đạt được mục tiêu Marketing (tăng thị phần, tăng doanh thu, lợi nhuận,…) bằng cách đặt ra những phương hướng về giá thành của sản phẩm hay dịch vụ hợp lý trong một thời điểm xác định.
Vai trò trong Marketing của chiến lược giá là gì?
Chiến lược giá có vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay. Nếu như bạn biết cách sử dụng chiến thuật này thì sẽ nâng cao được thị phần và tiếp cận được khách hàng tiềm năng trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết. Cùng Vietnix tìm hiểu thêm về vai trò của chiến lược giá là gì ngay sau đây:
Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi
Chiến lược giá ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp. Nguyên nhân là vì nếu như doanh nghiệp có mức giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng để từ đó doanh nghiệp sẽ chuyển đổi được nhiều lượng khách hàng tiềm năng hơn.
Thêm vào đó, đây cũng được coi là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý khách hàng, bởi trước khi sử dụng sản phẩm khách hàng luôn quan tâm đến mức chi phí trước khi quyết định mua sản phẩm, do đó một mức giá phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng lâu hơn và tối ưu được tỷ lệ chuyển đổi.
>>> Xem thêm:
Tạo cạnh tranh
Hiện nay số lượng doanh nghiệp cùng kinh doanh cùng một sản phẩm trên thị trường ngày càng nhiều hơn. Do đó, việc của bạn bây giờ là nghiên cứu thị trường để đưa ra được mức giá hấp dẫn hơn đối thủ nhằm chiếm được ưu thế trong lòng khách hàng.
Mặc dù việc đưa ra mức giá thấp hơn sẽ khiến cho doanh nghiệp bị sụt giảm lợi nhuận vào thời gian đầu nhưng sau một thời gian nếu như nắm được thị phần thì bạn có thể đạt được doanh thu nhiều hơn so với ban đầu.
Khẳng định thương hiệu
Nếu như một sản phẩm có giá thành quá rẻ thì thường sẽ khiến nhiều người dùng có cảm giác e ngại và thiếu sự tin tưởng. Bên cạnh đó nếu như sản phẩm có mức giá quá cao thì cũng khó có thể tồn tại được lâu dài. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần phải luôn cân nhắc sử dụng chiến lược giá để đưa ra được mức giá hợp lý cho từng sản phẩm của công ty.
Các loại chiến lược giá phổ biến trong Marketing
Cùng đi sâu vào mô tả chi tiết của từng phương pháp định giá sản phẩm giúp doanh nghiệp tìm hiểu về yếu tố làm nên mỗi chiến lược giá là gì để có thể trở nên độc đáo.
Chiến lược cạnh tranh
Việc định giá dựa trên sự cạnh tranh còn được gọi là định giá cạnh tranh hoặc định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh. Chiến lược về giá này tập trung vào tỷ giá thị trường hiện tại (hoặc tỷ giá diễn ra trong tương lai) cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mà không tính đến yếu tố giá thành sản phẩm hay nhu cầu của người tiêu dùng.
Chiến lược chi phí – chiến lược giá là gì?
Định giá cộng thêm chi phí chỉ tập trung vào chi phí sản xuất sản phẩm/chi phí dịch vụ. Chiến lược này còn được gọi là “markup” bởi các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này “markup” sản phẩm dựa trên mức lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn. Để áp dụng phương pháp cộng thêm chi phí, doanh nghiệp sẽ thêm một tỷ lệ phần trăm cố định vào chi phí sản xuất sản phẩm.
>>> Xem thêm:
Chiến lược định giá sản phẩm cao
Doanh nghiệp sử dụng định giá cao – thấp khi bắt đầu bán một sản phẩm ở mức giá cao nhưng sau đó lại hạ thấp giá xuống khi sản phẩm giảm sự mới mẻ hay mức độ phù hợp. Các chiêu thức giảm giá, thanh lý, xả hàng cuối năm là những ví dụ về việc định giá cao – thấp. Do đó, chiến lược này cũng có thể được gọi là chiến lược giá chiết khấu.
Chiến lược giá xâm nhập
Trái ngược với chiến lược định giá hớt váng, chiến lược về giá thâm nhập được sử dụng khi doanh nghiệp tham gia thị trường với mức giá cực kỳ thấp, thu hút sự chú ý và doanh thu ra khỏi các đối thủ cạnh tranh có giá cao hơn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, chiến lược định giá thâm nhập không bền vững về lâu dài và thường chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn.
Lời kết
Chiến lược giá là gì đã được chia sẻ chi tiết hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này. Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực marketing, việc nắm bắt chiến lược rất quan trọng. Đểu hiểu sâu hơn về các thông tin liên quan đến marketing, SEO hãy bấm theo dõi Xuyên Việt Media để có nhiều điều hay nhé!