Cơ sở dữ liệu quan hệ là một khái niệm khá quen thuộc đối với những người làm việc trong ngân hàng hay doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ cơ sở dữ liệu quan hệ là gì? Ưu Có các thành phần cơ bản nào? Hãy cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Cơ sở dữ liệu quan hệ là gì?
Khái niệm cơ sở dữ liệu quan hệ được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1970 bởi nhà khoa học máy tính người Anh E. F. Codd.
Theo đó, cơ sở dữ liệu quan hệ là một kiểu cơ sở dữ liệu mà tại đó dữ liệu có liên quan tới các thông tin khác trên cơ sở dữ liệu. Chúng được dùng để lưu trữ và tổ chức dữ liệu với các tham chiếu giữa hai hoặc nhiều nguồn.
Hoặc đơn giản hơn, cơ sở dữ liệu quan hệ sẽ gồm một tập hợp các bảng được truy cập và xây dựng lại theo nhiều cách mà không cần sắp xếp lại bảng cơ sở dữ liệu.
Các thành phần của cơ sở dữ liệu quan hệ
Để giúp bạn hiểu rõ hơn cơ sở dữ liệu quan hệ là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem đâu là các thành phần cấu thành cơ sở dữ liệu quan hệ.
Bảng dữ liệu (Table)
Bảng dữ liệu là thành phần chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Trong đó:
- Cột/Trường (Field): thể hiện thuộc tính của bảng dữ liệu ví dụ như tên, địa chỉ…
- Dòng (Row): là dòng dữ liệu gồm các dữ liệu liên quan với nhau.
- Ô (Cell): giao giữa dòng và cột, đây là nơi chứa dữ liệu.
- Khóa chính (Primary Key): là một hoặc nhiều trường gộp lại được dùng để định nghĩa bảng ghi. Khóa chính có 2 thuộc tính là không được rỗng và không được trùng.
Lưu ý: Một bảng có thể có khóa chính hoặc không. Nhưng để dễ quản lý, người ta thường định nghĩa khóa chính cho các bảng.
Mối quan hệ (Relationship)
- Khóa ngoại (Foreign Key): là trường ở bảng này nhưng có trường tương ứng làm khóa chính ở bảng khác để tạo mối quan hệ giữa hai bảng.
- Mối quan hệ (Relationship): tạo ra mối liên kết giữa hai bảng với mục đích xác định mối liên quan giữa các trường dữ liệu của hai bảng.
Trong cơ sở dữ liệu quan hệ, mối quan hệ thường thể hiện ở 3 dạng sau:
- Quan hệ 1-1: mỗi bảng chỉ có một bản ghi tương ứng. Ví dụ quan hệ vợ – chồng, quan hệ thông tin cơ bản – thông tin chi tiết…
- Quan hệ 1-n: quan hệ phổ biến nhất trong cơ sở dữ liệu. Trong hệ này 1 bảng ghi ở bảng này có nhiều bảng ghi tương ứng ở bảng khác.
- Quan hệ n-n: một bảng ghi trong bảng này tương ứng với nhiều bảng ghi trong bảng kia và ngược lại.
Lược đồ thể hiện quan hệ (Entity Relationship Diagram)
Entity Relationship Diagram giúp bạn hiểu nhanh hơn về cấu trúc cơ sở dữ liệu quan hệ, bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình thao tác với chúng.
Bên cạnh đó, hệ quản trị cơ sở dữ liệu là các phần mềm dùng để vận hành và quản lý cơ sở dữ liệu. Có thể kể đến một số như: DB2, Oracle Database, MySQL…
Xem thêm:
Các ràng buộc trong mô hình quan hệ
Theo khái niệm cơ sở dữ liệu quan hệ là gì, các ràng buộc chính là các điều kiện cần có trên tất cả các trạng thái quan hệ hợp lệ. Hiện có 3 loại ràng buộc chính trong mô hình quan hệ: Ràng buộc miền, ràng buộc khóa và ràng buộc toàn vẹn tham chiếu.
Ràng buộc khóa
Nơi có ít nhất một tập hợp con nhỏ nhất của các thuộc tính trong quan hệ. Việc này giúp xác định một bộ dữ liệu duy nhất và một thuộc tính khóa không thể có giá trị NULL.
Ràng buộc toàn vẹn tham chiếu
Mối quan hệ của bảng phải luôn nhất quán. Tức là các trường khóa ngoài phải phù hợp với khóa chính được khóa ngoại tham chiếu. Bất kể thay đổi trường khóa chính nào cũng đều áp dụng cho tất cả các khóa ngoại.
Ràng buộc tên miền
Phạm vi giá trị tên miền của thuộc tính. Chúng được xác định tính cá nhân và cho biết một thuộc tính có thể có một giá trị NULL không. Nó cũng chỉ định một giá trị mặc định cho một thuộc tính khi không có bất cứ giá trị nào được cung cấp.
Ưu nhược điểm của cơ sở dữ liệu quan hệ
Cơ sở dữ liệu quan hệ có tính toàn vẹn dữ liệu hơn so với cơ sở dữ liệu truyền thống. Người dùng chỉ cần thay đổi dữ liệu tại một trong các bảng và nó sẽ tự động cập nhật ngay sau đó.
Ngoài ra, cơ sở dữ liệu quan hệ sẽ đảm bảo không có bất cứ một thuộc tính nào bị lặp lại. Nó cũng đảm bảo tính nhất quán và một thuộc tính không thể được lưu trữ ở định dạng khác ở một tập tin khác.
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời, tuy nhiên cơ sở dữ liệu quan hệ vẫn còn tồn tại một số hạn chế đó là chậm và khó để mở rộng thêm được.
Ví dụ về cơ sở dữ liệu quan hệ trong thực tế
Sau những chia sẻ trên để bạn hiểu hơn về cơ sở dữ liệu quan hệ là gì? Xuyên Việt Media sẽ lấy một ví dụ nhỏ để bạn dễ hình dung như sau:
Xuyên Việt Media sẽ lấy vì dụ về hai bảng mà doanh nghiệp nhỏ sử dụng để xử lý đơn đặt hàng tại đơn vị mình. Thứ nhất là bảng thông tin khách hàng, các bảng ghi sẽ bao gồm các thông tin: tên, địa chỉ giao hàng, thông tin thanh toán, thông tin liên hệ và các thông tin khác. Mỗi thuộc tính (bit) nằm ở cột riêng và chỉ định một ID ( khóa) duy nhất cho mỗi hàng. Thứ hai là bảng đơn hàng của khách, sẽ bao gồm các ID khách hàng đặt mua hàng, tên sản phẩm, số lượng sản phẩm mua, màu sắc và kích thước hàng hóa đã chọn mua…nhưng sẽ không có tên hoặc thông tin của khách hàng.
Điểm chung ở hai bảng là đều có cột ID (khóa). Vì cột chung này tạo nên cơ sở dữ liệu quan hệ giữa hai bảng. Khi tiến hành xử lý đơn hàng dựa trên cơ sở dữ liệu của đơn đặt hàng và thông tin khách hàng thì các nội dung về sản phẩm ID khách hàng được kết hợp từ 02 bảng để tra cứu xuất hóa đơn và giao hàng đến khách hàng. Tiếp theo là nhà kho sẽ soạn hàng đúng thông tin và giao đến khách hàng, khách hàng nhận được sản phẩm kịp thời và thanh toán cho công ty.
Các hoạt động cơ sở dữ liệu áp dụng sự phân biệt giữa tính logic và vật lý để đảm bảo rằng dữ liệu luôn chính xác và có thể truy một quy tắc toàn vẹn.
Các dịch vụ Hot tại Xuyên Việt Media:
Kết luận
Trên đây là những thông tin cần biết về cơ sở dữ liệu quan hệ là gì được Xuyên Việt Media chia sẻ. Chúng tôi hi vọng bài viết đã đem đến nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm và các vấn đề liên quan đến cơ sở dữ liệu.
Đừng quên truy cập website thường xuyên để biết thêm nhiều nội dung hấp dẫn nhé!