COO là gì? Phân biệt COO, CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO

cco-la-gi

Nếu như bạn làm trong quản trị nhân sự thì chắc chắn chức vụ COO không còn xa lạ. Vậy thực tế, COO là gì, làm những công việc gì? Và có khác gì với những chức danh khác trong công ty? Cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

COO là gì?

cco-la-gi
CCO là gì?

COO là từ viết tắt của Chief Operating Officer – có nghĩa là giám đốc điều hành. Đây là chức vụ chủ chốt trong 1 doanh nghiệp. COO không chỉ đảm nhận trong việc quản trị toàn bộ nhân sự mà còn phải chịu trách nhiệm báo cáo với tổng giám đốc điều hành. Vị trí COO chỉ đứng sau CEO mà thôi. 

COO làm những công việc gì?

cco-lam-nhung-cong-viec-gi
CCO làm những công việc gì?

COO quản lý quá trình vận hành của công ty, luôn phải giám sát những bộ phận như nhân sự, cấu trúc kinh doanh, chính sách và cả văn hoá doanh nghiệp, định hướng phát triển lâu dài. Vì thế, khi 1 chiến lược công ty áp dụng, COO sẽ có nhiệm vụ đánh giá cũng như phân tích, hạn chế những lỗi sai. Công việc chính bao gồm: 

  • Lãnh đạo đội ngũ nhân sự để tiến hành thực hiện các công việc nằm trong thẩm quyền. 
  • Thực hiện đánh giá các kết quả của nhân sự. 
  • Là người trực tiếp hỗ trợ CEO để quản lý và điều hành công ty. 
  • Trực tiếp kiểm tra cũng như giám sát toàn bộ quy trình làm việc của phòng, ban, đội nhóm. 
  • Đảm bảo hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp chuẩn theo định hướng. 
  • Thiết lập các mối quan hệ với đối tác, các nhà cung cấp cũng như khách hàng. 

Những vai trò chính của COO đối với các doanh nghiệp

cong-viec-chinh-cua-cco
Công việc chính của CCO

Vai trò của COO trong 1 doanh nghiệp không cố định và không giới hạn, thường bao hàm nhiều mảng. COO ở mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác nhau sẽ có nhiều vai trò khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung sẽ có những vai trò cơ bản sau:

  • COO ảnh hưởng nhiều đến các chiến lược, chính sách doanh nghiệp. 
  • COO đưa ra các ý kiến đồng ý hoặc phản hồi góp ý quan trọng với doanh nghiệp. 
  • COO giám sát cũng như đốc thúc quá trình làm việc của toàn bộ nhân viên cấp dưới. 
  • COO hỗ trợ điều hành công ty và làm những nhiệm vụ được CEO giao. 

Phân biệt COO, CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO

Các chức vụ COO, CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO đều rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Bạn có thể hiểu và phân biệt các chức vụ này như sau:

phan-biet-cco-voi-nhung-cong-viec-khac
Phân biệt CCO với những công việc khác

COO

COO có chức vụ đứng sau CEO, nhận chỉ đạo từ CEO để hỗ trợ các công việc liên quan đến họp bàn, hỗ trợ, lãnh đạo khác nhau,… Tính chất công việc khá phức tạp vì thế, CEO cần sự hỗ trợ từ COO để có thể quản lý cũng như sắp xếp thời gian hợp lý. 

CEO

Viết tắt của từ Chief Executive Officer – gọi là tổng giám đốc điều hành. Đây là những người có chức danh cao trong công ty, họ nắm giữ khá nhiều trách nhiệm quan trọng và điều hành, ký duyệt các yêu cầu. 

CCO

Là giám đốc kinh doanh. Đây cũng là chức danh quan trọng trong công ty. CCO đảm nhận chức vụ điều hành quá trình tiêu thụ sản phẩm. Và họ là những người theo dõi cũng như phân tích thị trường để đưa ra chiến dịch kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp. 

CFO

Là giám đốc tài chính. Chức danh này phụ trách các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp. Họ làm các công việc nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính và thực tiếp lập kế hoạch cũng như sử dụng vốn, nguồn và đưa ra các cảnh báo tài chính. 

CPO

Là giám đốc sản xuất. Chức danh này chịu trách nhiệm tạo và duy trì các hoạt động sản xuất sản phẩm dịch vụ. Họ là những người đốc thúc, đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra đúng kế hoạch. Họ là những người đánh giá khả năng sản xuất cũng như kiểm chứng sản phẩm. 

CHRO

Là giám đốc nhân sự. Chức danh này có nhiệm vụ quản lý đội ngũ nhân viên. Họ lập kế hoạch tuyển dụng, chiến lược cho việc đào tạo và thăng tiến của các phòng ban. Họ cũng là người xây dựng văn hoá công ty. 

CMO

Là giám đốc marketing. Họ quản lý các thủ tục liên quan đến Marketing. Và vai trò chính của chức vụ này là tìm kiếm khách hàng bằng hình thức truyền thông, tiếp thị, quảng cáo. Đặc thù của vị trí này là chuyên môn phức tạp và phải có kinh nghiệm thực tiễn tốt. Mức lương của COO bao nhiêu?

Một vấn đề mà khá nhiều người thắc mắc đó chính là mức lương của công việc COO này. Tùy theo từng độ tuổi, tính chất công việc, kinh nghiệm mà mức lương COO có những thay đổi riêng. Tuy nhiên mức lương trung bình rơi vào khoảng từ 30 – 80 triệu VNĐ/ tháng. Và nếu như làm tại công ty nước ngoài thì mức lương sẽ cao hơn rất nhiều. 

Xem thêm: Bán hàng đa cấp tốt hay xấu? Những vấn đề cần lưu ý

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về COO là gì? Những công việc COO làm là gì? Hy vọng những thông tin trên mà Xuyên Việt Media chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn. Nếu như bạn đang cần tìm những dịch vụ PR cho doanh nghiệp, có thể tham khảo dịch vụ sau nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *