CPS là gì? Ưu nhược điểm của CPS và CPS là gì?( Cập nhập 2022 )

cps là gì

CPM, CPC, CPO đều là những hình thức thanh toán quảng cáo rất phổ biến trong thế giới Marketing hiện nay. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về 1 hình thức rất tốt khác là CPS. Vậy CPS là gì? Ưu nhược điểm của nó ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông tin kỹ càng trong bài viết dưới đây!

cps là gì
Khái niệm CPS?

CPS là gì?

CPS là viết tắt của 1 từ tiếng Anh: Cost Per Sale, được hiểu là chi phí thanh toán quảng cáo cho mỗi một lượng mua. Người bán hàng nhận tiền theo hình thức COD hay chuyển khoản thẻ ngân hàng. Khách hàng mua hàng thành công sau khi thực hiện một số thao tác trên quảng cáo: Nhấp chuột, điền vào bảng thông tin đặt hàng, nhận hàng và thanh toán theo hình thức mong muốn.

CPS được xem là hình thức thanh toán tốt hơn nhiều so với các hình thức khác như CPC, CPM. CPS đảm bảo cho các đơn hàng được đặt mua và nhận tiền thành công mới thanh toán chi phí cho nhà quảng cáo. Chính vì thế, các nhà bán hàng sẽ phải trả một mức phí cao hơn so với những hình thức khác. CPS là giải pháp ổn định nhất cho mục tiêu quảng cáo thực tế là đơn hàng.

CPS được coi là sự giao thoa giữa CPA và CPO ở một mức độ cao và chắc chắn hơn:

  • Hình thức thanh toán CPA (Cost Per Action) sẽ trả phí quảng cáo cho mỗi hành động của khách hàng như 1 lần điền form đặt hàng, 1 lần đặt hàng, 1 lần đăng ký, 1 lần lưu thông tin. CPS nâng cao hơn ở điểm, nó chỉ trả phí cho 1 lượt đặt hàng và thanh toán thành công.
  • Tuy vậy CPO (Cost Per Order) thì lại khác, đây cũng là thanh toán chi phí quảng cáo cho 1 lần đặt hàng. Điểm khác biệt so với CPS là ở chỗ, CPO không bắt buộc người dùng thanh toán. Người dùng đặt hàng thành công, nhưng quyết định nhận hàng hay không là do họ. Chính vì vậy mà tỷ lệ giao hàng và thanh toán thành công của hình thức này không cao.

Những lợi thế không thể phủ nhận của CPS: Đem lại doanh số thực tế cho người bán hàng, giảm lượng mua ảo, phân loại khách hàng và có nguồn big data chính xác cho những chiến dịch tiếp theo.

Ưu và nhược điểm của CPS

Hiện nay, CPS được coi là hình thức tối ưu trên thị trường Marketing, nó cũng chứa những ưu – nhược điểm nhất định, hãy cùng tìm hiểu:

Ưu điểm: Nhiều nhà quảng cáo đánh giá đây là hình thức thanh toán mang tới lợi nhuận cao và có độ rủi ro thấp. Bạn chỉ thanh toán chi phí quảng cáo khi có đơn hàng thành công.

Nhược điểm: CPS cần một hệ thống đo lường chính xác, nếu không đáp ứng được nhu cầu này sẽ xuất hiện nhiều sai sót trong việc tính toán và trả phí cho các nhà quảng cáo.

Khi nào nên sử dụng CPS?

Nếu bạn chỉ có một số tiền nhỏ để chi phí vào việc quảng cáo và cần tận dụng mỗi đồng tiền bỏ ra thì CPS chính là dành cho bạn.

CPS và CPA giống nhau ở chỗ đều là cách thức đo lường chi phí quảng cáo cho mỗi đơn hàng – Đây là hành động mang tính quyết định của người dùng mà các doanh nghiệp đều mong muốn. CPS giúp đo lường cụ thể phần doanh số chính xác khi đầu tư ngân sách vào chiến dịch. Nhờ vậy doanh nghiệp sẽ đánh giá được hiệu quả của chiến lược marketing.

cps là gì
Khi nào nên sử dụng CPS?

Các khái niệm phổ biến khác

CPA – Cost Per Action

CPA là phương thức quảng cáo mà người thuê quảng cáo chỉ phải chi trả tiền cho mỗi hành động hoặc sự chuyển đổi đủ điều kiện nhưng đăng ký; tham gia sự kiện; tải phần mềm ứng dụng… sau khi click một banner được đặt tại các trang liên kết.

CPM – Cost Per Mil

COM là loại hình quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị. Website của bạn sẽ ngày càng có nhiều người xem và số trang mà người dùng xem càng nhiều thì sẽ được chi trả càng nhiều tiền. Công việc của bạn chỉ là đặt quảng cáo trên website; phát triển và thu hút nhiều người biết đến website của bạn là được.

CPC – Cost Per Click

CPC là số tiền mà bạn kiếm được mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. CPC cho bất kỳ quảng cáo nào đều do nhà quảng cáo xác định; một số nhà quảng cáo có thể sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho mỗi lần nhấp chuột so với các nhà quảng cáo khác; tùy vào thứ hạng mà họ đang quảng cáo.

CPI – Cost Per Install

CPI là hình thức thanh toán theo lượt cài đặt. Điều này đồng nghĩa nhà cung cấp sẽ trả tiền khi có khách hàng thực hiện hành động tải; cài đặt ứng dụng; phần mềm hoặc các loại nội dung số khác thông qua các link quảng bá của hệ thống.

CPO – Cost Per OrderCPO

Là chi phí cho mỗi đơn hàng; là số tiền được chi cho quảng cáo hoặc tiếp thị để kết thúc bằng việc bán hàng. Chi phí cho mỗi đơn hàng này là một phần quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào bán hàng online. Chi phí của một chiến dịch quảng cáo sẽ dựa trên doanh số bán hàng được thực hiện trong một cửa hàng trực tuyến; được thực hiện thông qua quảng cáo. Đơn giản hơn, CPO cho biết nhà quảng cáo đã trả bao nhiêu để bán được sản phẩm tới tay của người tiêu dùng.

cps là gì
Tìm hiểu CPS là gì? Phân biệt CPS với các khái niệm liên quan

CPD – Cost Per Duration

CPD có nghĩa là chi phí dựa trên thời gian hiển thị; chúng thường khá tốn ngân sách nhưng lại cực kỳ hiệu quả. CPD thường được áp dụng cho quảng cáo doanh nghiệp; giới thiệu các sự kiện hay công bố sản phẩm mới của các hãng lớn. Quảng cáo theo hình thức này thì vị trí quảng cáo thường thuộc các vị trí lớn và đẹp nhất trên trang chủ của các website có lưu lượng traffic cực lớn. Tùy vào các chiến dịch marketing; mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp mà có thể áp dụng các hình thức quảng cáo khác nhau.

Tham khảo thêm

  • Guideline là gì? Vai trò của guideline trong sự phát triển của thương hiệu
  • Celeb là gì và ai được gọi là Celeb ( Cập nhập mới 2022 )

Lời kết:

Hy vọng những kiến thức về hình thức thanh toán CPS là gì trong bài viết này, ưu nhược của chúng sẽ giúp bạn có những lựa chọn đúng đắn khi tham gia vào thế giới marketing đầy hấp dẫn nhưng cũng rất nhiều thử thách này! Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như:  dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *