Crawling là gì trong SEO? Thuật ngữ Crawling xuất hiện khá nhiều nếu bạn đang có hứng thú tìm hiểu về SEO. Bài viết hôm nay Xuyên Việt Media sẽ bật mí về khái niệm, vai trò và ý nghĩa của Crawling. Bạn hãy theo dõi bài viết nhằm tìm được đáp án chính xác nhất từ A đến Z nhé.
Crawling là gì trong SEO?
Đây là công cụ chuyên thu thập thông tin, giúp quản trị web khám phá website rồi gửi ra Googlebot. Crawling sẽ tìm nội dung mới và cập nhật chi tiết về trang web, hình ảnh, video, PDF,… ở nhiều định dạng.
1. Vai trò của Crawling là gì trong SEO?
SEO là quá trình hoạt động tối ưu thứ hạng từ khóa cho một ngành nghề, dịch vụ, sản phẩm,… trên những công cụ tìm kiếm. Vị trí SEO càng cao thì tỷ lệ người dùng click vào website của bạn lại càng lớn. Chính vì thế Crawling đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình Index (lập chỉ mục) các dữ liệu của website.
Crawling sẽ tải trang web xuống để công cụ tìm kiếm xử lý, lập chỉ mục để mọi người tìm kiếm website được hiệu quả hơn. Người dùng có thể truy xuất nhiều thông tin trên một và nhiều website khi cần. Nếu dữ liệu ở website không được Crawling thì dữ liệu sẽ không Index.
>> Thu nhập vãng lai là gì? Cách tính thuế thu nhập vãng lai
2. Cách thức Crawling hoạt động ra sao?
Crawling thường bắt đầu quá trình thu thập thông tin, dữ liệu bằng cách tải xuống tệp robot.txt ở website. Tệp này sẽ bao gồm sitemaps – các sơ đồ trang web liệt kê, trong đó các URL chính là công cụ tìm kiếm bạn có thể thu thập.
Crawling cố gắng tìm tất cả các thông tin liên quan tới Internet thông qua một tập hợp website, hyperlink,… Các bots Crawling sẽ thêm URL mới vào hàng đợi để chúng có thể index thành công. Crawling thể lập chỉ mục ở các trang web kết nối với những website khác.
Nếu bạn có một website mới, chưa có mạng lưới liên kết giữa các trang thì hãy liên kết website của mình với người khác. Lúc này bạn có thể lập chỉ mục trang web bằng cách gửi URL cho Google Search Console.
Nhìn chung mọi website đều thay đổi và cập nhật nội dung mới thường xuyên. Tuy nhiên Crawling sẽ không thu thập thông tin của toàn bộ internet. Website crawler sẽ quyết định tầm quan trọng của trang web dựa vào một số yếu tố. Có thể kể đến số lượng backlinks, website, lượt xem trang và thương hiệu uy tín.
3. Tips tối ưu công cụ Crawling cho website
Khi bạn đã hiểu được Crawling là gì trong SEO thì hãy bỏ túi một số tips hữu ích để tối ưu hóa website của mình. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp chi tiết, bạn chỉ cần tham khảo và áp dụng theo là được:
- Kiểm tra đồ thị Crawling bằng cách nhấn vào “Please select a property”.
- Nhận định chính xác suất Crawling của Google đối với trang web của mình.
- Lên kế hoạch, ứng dụng các giải pháp phù hợp để cải thiện vấn đề này.
- Thường xuyên cập nhật nội dung mới, có chất lượng tốt.
- Tối ưu tốc độ tải website.
- Chú ý đính kèm thêm file Sitemap.xml.
- Xóa bỏ một số nội dung trùng lặp trên Website.
- Cải thiện tốc độ phản hồi từ Server dưới 200ms.
- Chặn Googlebot quét những website không cần thiết trong file Robots.txt.
- Tối ưu hình ảnh, video.
- Tối ưu cấu trúc link nội bộ, sử dụng các Backlink chất lượng.
4. Cách ngăn Crawling các dữ liệu không quan trọng ở trang web
Nhiều người quên mất rằng ngoài việc Crawling các trang quan trọng, công cụ này lại còn Crawling những trang bạn không muốn thấy. Ví dụ URL cũ có nội dung mỏng, URL trùng lặp, trang mã quảng cáo đặc biệt hoặc trang dàn dựng hoặc thử nghiệm. Lúc này bạn nên ngăn Google tiến hành Crawling các dữ liệu không quan trọng ở trên website của mình như sau:
- Sử dụng Robots.txt: Khi Googlebot tìm thấy tệp Robots.txt ở website, chúng thường tuân theo đề xuất và tiến hành thu thập dữ liệu. Nếu Googlebot gặp lỗi khi cố gắng truy cập tệp Robots.txt, Googlebot sẽ không thu thập được dữ liệu của website.
- Tối ưu hóa ngân sách thu thập: Crawl Budget là số lượng URL trung bình mà Googlebot sẽ thu thập dữ liệu ở website của bạn trước khi rời khỏi.
- Tiến hành chặn trình thu thập thông tin truy cập nội dung nhữnng dữ liệu mình thấy không cần thiết.
- Không chặn quyền truy cập trình thu thập thông tin ở các trang đã thêm chỉ thị khác. Ví dụ như thẻ Noindex hoặc Canonical.
- Xác định tham số URL: Các website phổ biến hiện nay đều cung cấp cùng một nội dung ở nhiều URL khác nhau. Họ thường cho thêm tham số nhất định vào URL, đặc biệt là các bộ lọc.
- Sử dụng chính xác tính năng “Thông số URL” trong Google Search Console để Google biết chính xác cách bạn muốn thực hiện với website của mình.
>> Cho vay nặng lãi là gì và những ảnh hưởng nghiêm trọng
Lời kết
Mong rằng những nội dung Xuyên Việt Media vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ Google Crawling là gì trong SEO. Vai trò và cách thức hoạt động của Crawling đã giúp ích rất nhiều cho các website. Bạn còn chần chờ gì mà không áp dụng cho trang web của mình thôi nào.
Liên hệ Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuyên Việt Media
- Địa chỉ: Số 207A đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, TPHCM.
- MST: 0315 964 953
- Đại diện: Trần Công Thắng
- Hotline: 0963 711 297
Dịch vụ viết bài chuẩn SEO
Dịch vụ chăm sóc website
Dịch vụ đi backlink
Dịch vụ SEO tổng thể
Đăng báo điện tử
Chăm sóc Fanpage