Hiện nay, designer đang là công việc hấp dẫn và có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Sự hấp dẫn của ngành nghề này không chỉ bởi vì sự linh hoạt thời gian mà còn bởi vì mức thu nhập luôn ở trong danh sách các việc làm tốt nhất. Vậy làm Design là gì? Lộ trình phát triển sự nghiệp trong ngành này ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thêm qua bài viết này nhé.

Design là gì?
Design chính là quá trình xây dựng một ý tưởng thành một sản phẩm tốt và tồn tại lâu dài trong lòng công chúng.
Nhiều người nghĩ rằng design là một cái gì đó sang trọng, cao cấp. Trong thực tế không phải vậy, đây là một từ trong tiếng Anh để chỉ bố cục của một tác phẩm nghệ thuật được dùng vào thế kỷ 17. Nhưng nguồn của “design” là từ tiếng La tinh: designare có nghĩa là vẽ và cũng có nghĩa là có một ý định. Theo năm tháng, chữ design được sử dụng song hành với trào lưu của cuộc cách mạng công nghiệp.
Hiểu một cách đơn giản, Design là:
- Lập kế hoạch: Vạch ra cách một cái gì đó sẽ được tạo ra hoặc hoạt động.
- Giải quyết vấn đề: Tìm ra giải pháp tốt nhất cho một nhu cầu hoặc thách thức cụ thể.
- Sáng tạo: Mang đến những ý tưởng mới và độc đáo.
- Thẩm mỹ: Quan tâm đến vẻ đẹp và sự hài hòa của sản phẩm hoặc hệ thống.
- Chức năng: Đảm bảo rằng sản phẩm hoặc hệ thống hoạt động hiệu quả và đáp ứng mục đích sử dụng.
Lĩnh vực nào cần design?
Design có thể được áp dụng trong vô số lĩnh vực, bao gồm:
- Thiết kế đồ họa: Tạo ra các yếu tố trực quan như logo, poster, website, ứng dụng.
- Thiết kế sản phẩm: Phát triển hình dáng, chức năng và trải nghiệm người dùng của các sản phẩm vật lý.
- Thiết kế nội thất: Sắp xếp và trang trí không gian bên trong các công trình.
- Thiết kế thời trang: Tạo ra quần áo và phụ kiện.
- Thiết kế kiến trúc: Lập kế hoạch và thiết kế các công trình xây dựng.
- Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX): Tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ dễ sử dụng và thú vị.
- Thiết kế giao diện người dùng (UI): Thiết kế các yếu tố tương tác trực quan của phần mềm và ứng dụng.
- Thiết kế dịch vụ: Lập kế hoạch và tổ chức các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ý nghĩa của Design là gì?
Chữ design bản thân nó đã mang một ý nghĩa quốc nội, thể hiện biểu tượng thuần tuý của một quốc gia. Như người Anh đã design ra những cabin điện thoại công cộng sơn màu đỏ, người Đức có các sản phẩm điện gia dụng Braun, thì người Pháp lại có chiếc nồi Le Creuset. Mỗi sản phẩm đó đều được xem như là biểu tượng của đất nước và được cả thế giới biết đến. Vậy nên, ở ý nghĩa chung nhất, từ design không phải là đại diện cho một cái gì sang trọng, cao sang mà bao gồm tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày, từ việc sử dụng chất liệu cho đến các công đoạn tạo dáng sản phẩm.
Vai trò của Design:
- Truyền đạt thông tin: Thiết kế trực quan có thể truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Tạo ra sự khác biệt: Thiết kế độc đáo giúp sản phẩm và thương hiệu nổi bật trên thị trường.
- Nâng cao trải nghiệm người dùng: Thiết kế tốt giúp sản phẩm dễ sử dụng, hiệu quả và thú vị hơn.
- Giải quyết các vấn đề phức tạp: Quá trình thiết kế có thể giúp tìm ra các giải pháp sáng tạo cho những thách thức khó khăn.
- Thúc đẩy sự đổi mới: Design khuyến khích tư duy sáng tạo và khám phá các ý tưởng mới.
Như vậy, chuyên viên designer phải gánh vác một trách nhiệm nặng nề. Họ luôn phải có nhiệm vụ tự vấn mình về ý nghĩa hữu dụng và giá trị tinh thần của một sản phẩm, sao cho sản phẩm đó phải đạt chất lượng tốt và thỏa mãn được các tiêu chuẩn cơ bản nhất, đúng xu hướng của thời đại mà nó được tạo ra. Nói tóm lại, Design chính là quá trình thai nghén, bước đầu để có được một sản phẩm tốt và tồn tại lâu dài trong lòng công chúng.
Designer là gì
Designer (nhà thiết kế) là người có chuyên môn và kỹ năng trong lĩnh vực thiết kế. Họ sử dụng sự sáng tạo, kiến thức về nguyên tắc thiết kế, và các công cụ chuyên dụng để tạo ra các giải pháp trực quan, chức năng và thẩm mỹ cho một loạt các nhu cầu và mục đích khác nhau.
Hiểu một cách đơn giản, Designer là người
- Lập kế hoạch và tạo ra: Họ hình dung và cụ thể hóa các ý tưởng thành bản thiết kế chi tiết.
- Giải quyết vấn đề thông qua thiết kế: Họ sử dụng tư duy thiết kế để tìm ra các giải pháp sáng tạo cho các thách thức cụ thể.
- Chú trọng đến cả hình thức và chức năng: Họ tạo ra những sản phẩm hoặc hệ thống không chỉ đẹp mắt mà còn hoạt động hiệu quả và đáp ứng mục đích sử dụng.
- Hiểu về người dùng: Họ thường nghiên cứu và xem xét nhu cầu, mong muốn và hành vi của người dùng cuối để tạo ra các thiết kế phù hợp.
- Sử dụng các công cụ và kỹ thuật thiết kế: Họ thành thạo các phần mềm thiết kế, phương pháp phác thảo, dựng hình và các quy trình làm việc liên quan đến lĩnh vực của họ.
Các công việc Designer phổ biến bao gồm:
- Graphic Designer (Nhà thiết kế đồ họa): Tạo ra các yếu tố trực quan cho truyền thông như logo, bộ nhận diện thương hiệu, poster, banner, ấn phẩm in ấn, thiết kế web và ứng dụng. Nhu cầu Graphic Design hiện nay cực kỳ lớn nên là mảnh đất màu mỡ cho các bạn làm MMO
- Product Designer (Nhà thiết kế sản phẩm): Tập trung vào hình dáng, chức năng và trải nghiệm người dùng của các sản phẩm vật lý.
- UI/UX Designer (Nhà thiết kế giao diện người dùng/trải nghiệm người dùng): Thiết kế giao diện và luồng tương tác của các ứng dụng và trang web, đảm bảo tính dễ sử dụng và trải nghiệm tốt cho người dùng.
- Fashion Designer (Nhà thiết kế thời trang): Tạo ra các mẫu quần áo và phụ kiện.
- Interior Designer (Nhà thiết kế nội thất): Lập kế hoạch và thiết kế không gian bên trong các công trình.
- Architect (Kiến trúc sư): Thiết kế các công trình xây dựng.
- Game Designer (Nhà thiết kế trò chơi): Phát triển các ý tưởng, quy tắc và trải nghiệm cho trò chơi điện tử hoặc trò chơi truyền thống.
- Motion Graphic Designer (Nhà thiết kế đồ họa chuyển động): Tạo ra các hình ảnh động và hiệu ứng đặc biệt cho video, phim và các ứng dụng đa phương tiện.
- Service Designer (Nhà thiết kế dịch vụ): Lập kế hoạch và tổ chức các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và tối ưu.
Tham khảo thêm
Trách nhiệm công việc của designer
Phụ trách thiết kế đồ họa, các ấn phẩm truyền thông cho khách hàng và công ty.
Nội dung công việc
- Thiết kế sản phẩm phục vụ cho việc quảng cáo online và các kênh truyền thông: banner, cover photo, ảnh động flash, infographic, email marketing, etc.
- Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
- Thiết kế các ấn phẩm phục vụ truyền thông Offline: Poster, Brochure, catalogue, profile, Folder, bao thư, name card, hình ảnh layout 2D và 3D, standee, banner, backdrop, bandroll, thư mời, tờ rơi, tờ gấp, voucher, các banner để trang trí văn phòng.
- Làm các video dạng animation và làm sub cho video để quảng cáo.
- Triển khai, giám sát việc sản xuất thành phẩm (in và gia công).
- Hỗ trợ công việc của các bộ phận khác như Nhân Sự, Kinh doanh, Event.
- Thiết kế giao diện web và ứng dụng phần mềm (đối với Agency).
- Thiết kế cải tiến UI / UX để cải thiện trải nghiệm sử dụng dịch vụ.
- Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo công ty.
KPI công việc
- Tỷ lệ nhấp chuột trên số lượt hiển thị hình ảnh, view video
- Tỷ lệ hoàn thành đúng deadline
- Số lượng ấn phẩm hoàn thành hàng tháng
- Số điểm Klout (Klout Score)
- Tỷ lệ đạt chất lượng ngay từ đầu (First Pass Yield – FPY)

ASK – Đánh giá năng lực nhân sự Design
Thái độ / Tính cách
- Năng lực sáng tạo và đổi mới
- Chịu được áp lực
- Học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng để hỗ trợ công việc
- Bền bỉ, kiên trì
- Chủ động đưa ra nhiều ý tưởng
- Có style thiết kế trẻ trung, dễ thương
- Ý thức, tự giác, trách nhiệm với mỗi sản phẩm
Kỹ năng
- Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định
- Tiếp thu và diễn giải, truyền đạt ý tưởng tốt.
- Thành thạo các phần mềm: Photoshop CC, Illustrator CC, Indesign CC. CorelDraw, 3Ds Max
- Sự độc đáo
- Sự sáng tạo và giàu ý tưởng
- Mắt thẩm mỹ và tinh tế
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
Kiến thức chuyên môn
- Tốt nghiệp ngành Mỹ thuật, Thiết kế đồ họa
- Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ
- Có kiến thức về UI, UX.
- Trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Có sự hiểu biết về màu sắc
Đánh giá chất lượng nhân sự về thái độ/ tính cách con người phù hợp
- Làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc trong việc phối hợp công việc
- Giao tiếp: Kỹ năng linh hoạt trong giao tiếp với mọi người
- Quan hệ đồng nghiệp: Tinh thần, tương tác trong công việc với phòng ban
- Quan hệ khách hàng: Bộ phận hay tương tác giao tiếp với khách hàng
- Tuân thủ nội quy làm việc: Người phù hợp với văn hóa công ty đưa ra
Thực tập sinh Designer
Thực tập sinh Designer thường là các bạn sinh viên, những người chưa có kinh nghiệm nên mức lương thường ở vị trí thấp nhất trên lộ trình nghề nghiệp Design.
Mức lương này sẽ có sự chênh lệch khác nhau tùy thuộc vào doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển, địa điểm làm việc.

Lời kết:
Bước sang thập kỷ mới, ngành design là gì thì vẫn đang trên đà tăng trưởng và nhu cầu tuyển dụng designer vẫn luôn ở mức cao, thu hút nhân lực. Đây là cơ hội cũng như là thách thức để chinh phục một công việc mang nhiều tính sáng tạo, nhiều đam mê, nhiều sự linh hoạt và nhiều khả năng để thăng tiến trên con đường nghề nghiệp.
Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài chuẩn SEO, dịch vụ quản trị website, dịch vụ thiết kế website, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…