Định giá tài sản là gì? Quy định chung của định giá

định giá tài sản là gì

Định giá tài sản là gì hiện đang là thắc mắc phổ biến của rất nhiều người. Đặc biệt, vai trò của định giá cũng ngày càng quan trọng. Đây chính là công cụ của chính phủ trong việc ổn định giá trên thị trường. Điều này góp phần làm minh bạch thị trường và thúc đẩy sự phát triển. Ngoài ra, việc định giá này cũng có những quy định chung phải áp dụng. Để giúp bạn giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng Xuyên Việt Media đọc bài viết dưới đây!

Định giá tài sản là gì?

Định giá tài sản chính là việc tư vấn và định các mức giá cụ thể cho từng loại tải sản. Từ đó làm căn cứ cho hoạt động giao dịch mua bán, hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường. Việc định giá tài sản sẽ có hai loại chính mà mọi người cần tham khảo gồm có: 

  • Đối với các loại tài sản, hàng hoá và dịch vụ do nhà nước định giá: Các mức giá cụ thể của từng loại tài sản mang tính bắt buộc. Mọi đối tượng tham gia hoạt động giao dịch và mua bán phải thực hiện. 
  • Đối với các tài sản, hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục nhà nước định giá: Các tổ chức và cá nhân tự định giá theo quy luật thị trường làm cơ sở. 
Định giá tài sản là việc tư vấn, định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản
Định giá tài sản là việc tư vấn, định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản

Quy định chung về định giá tài sản mà bạn nên biết

Việc định giá tài sản sẽ được tiến hành trong nhiều trường hợp khác nhau. Từ trước khi phát mại tài sản, thanh lí tài sản và bán đấu giá tài sản,…. Những người có quyền sở hữu đối với tài sản là người có quyền định giá tài sản. Người được uỷ quyền cũng có quyền định giá tài sản khi được chủ sở hữu uỷ quyền hợp pháp.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, việc đánh giá tài sản cần do hội đồng thực hiện. Một số trường hợp khác, việc định giá tài sản cũng được thực hiện trong một khung giá. Khung giá này với mức giá trần do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 

Quy định chung về định giá tài sản
Quy định chung về định giá tài sản

>> Mindmap là gì? Hướng dẫn tạo sơ đồ Mindmap hiệu quả

Nếu tài sản được bán đấu giá, người bán tài sản xác định giá khởi điểm.  Người bán đấu giá sẽ xác định giá khởi điểm nếu được người bán tài sản uỷ quyền. Ngoài ra, người bán đấu giá sẽ phải báo cho người bán tài sản trước khi thông báo công khai. 

Vậy, thẩm định giá và định giá tài sản khác nhau như thế nào?

Thẩm định giá và định giá tài sản chính là hai khái niệm được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về hai khái niệm này. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, hai khái niệm này sẽ có điểm khác nhau như sau:

1. Bản chất và mục đích định giá tài sản và thẩm định giá

Định giá tài sản là việc đánh giá giá trị tài sản phù hợp với thị trường tại địa điểm. Còn thẩm định giá là đánh giá lại giá trị tài sản phù hợp tại một địa điểm. Việc thẩm định này sẽ theo tiêu chuẩn của Việt Nam hay thông lệ quốc tế. Định giá tài sản sẽ thông qua các hình thức định giá cụ thể, giá chuẩn và giá giới hạn.

Bản chất và mục đích định giá tài sản và thẩm định giá
Bản chất và mục đích định giá tài sản và thẩm định giá

Còn thẩm định giá chỉ xác định duy nhất một mức giá tài sản tại một địa điểm. Hình thức này theo tiêu chuẩn thẩm định giá, kết quả thẩm định được đưa ra mang tính tư vấn. Định giá tài sản giúp đưa tài sản vào lưu thông kinh tế thị trường và thúc đẩy sự phát triển. Thẩm định giá đánh giá lại giá trị tài sản tư vấn cho người có yêu cầu thẩm định giá. Việc thẩm định này được sử dụng vào những mục đích nhất định như bảo toàn, mua bán, thế chấp,…

2. Nguyên tắc của định giá tài sản và thẩm định giá

Việc định giá tài sản cần phải đảm bảo các nguyên tắc dựa trên những tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra còn dựa trên quy mô, thực trạng của tài sản và giá thị trường tại thời điểm định giá. Còn việc thẩm định giá sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

Trách nhiệm này gồm có hoạt động nghề nghiệp và kết quả thẩm định giá. Ngoài ra, thẩm định giá còn cần đảm bảo tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và tính trung thực. Thẩm định giá còn cần bảo mật các thông tin của đơn vị được thẩm định. Ngoại trừ trường hợp đơn vị được thẩm định giá đồng ý hay pháp luật có quy định khác.

3. Phương pháp của định giá tài sản và thẩm định giá

Việc định giá tài sản sẽ theo các phương pháp cơ bản như so sánh trực tiếp và thu nhập. Còn thẩm định giá sẽ theo các phương pháp như so sánh, chi phí, thu nhập. Ngoài ra còn có phương pháp vốn hoá trực tiếp, dòng tiền chiết khấu, thặng dư,….

Phương pháp của định giá tài sản và thẩm định giá
Phương pháp của định giá tài sản và thẩm định giá

>> Internship là gì? Cần làm gì để Internship thành công?

Lời kết

Việc tìm hiểu định giá tài sản là gì giúp định mức giá cụ thể cho từng loại tải sản. Bên cạnh đó, hình thức định giá này còn có những quy định chung cần phải áp dụng. Hy vọng bài viết trên đây của Xuyên Việt Media sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hình thức định giá tài sản. 

Liên hệ Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuyên Việt Media

  • Địa chỉ: Số 207A đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, TPHCM.
  • MST: 0315 964 953
  • Đại diện: Trần Công Thắng
  • Hotline: 0963 711 297

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *