Mindmap là gì khiến nhiều người quan tâm thắc mắc khi đây là một kỹ thuật tạo sơ đồ hiệu quả hiện nay. Qua đó người dùng có thể nắm bắt được thông tin và đưa ra nhiều ý tưởng hay cho công việc hay mục đích của mình. Vậy đây là gì? Để rõ chi tiết về khái niệm này mời bạn đọc cùng Xuyên Việt Media tham khảo xem ngay bài viết dưới đây nhé.
Mindmap là gì?
Mindmap là gì thì còn gọi với cái tên khác là sơ đồ tư duy. Có thể nói đơn giản dễ hiểu hơn đây là một phương pháp ghi chép giúp tận dụng được khả năng ghi nhớ của trí não. Qua đó giúp người tư duy nắm bắt được vấn đề, nội dung và liên kết được những đối tượng đơn lẻ lại với nhau. Đây có thể coi là một trong những cách trình bày ý tưởng, nhưng được người tư duy vận dụng sáng tạo và làm độc đáo lên những thông tin giúp bộ não ghi nhớ tốt hơn.

Bằng cách dùng giản đồ hay những keywords (từ khóa chính), những đường nối, mũi tên… Chúng diễn đạt theo các quy tắc riêng đơn giản, dễ hiểu của riêng người viết. Từ đó Mindmap sẽ giúp người dùng xây dựng một bức tranh tổng quát, giúp thu nhỏ lại những thông tin dồn về chung và cô đọng nhất. Chính điều này khiến cho việc tư duy, giải quyết vấn đề hay ghi nhớ lại những chi tiết của “bức tranh” dễ dàng hơn.
Đặc biệt, sơ đồ tư duy mindmap có thể được sử dụng cho bất kỳ công việc tư duy hoặc học tập nào. Từ nghiên cứu một chủ đề (như một ngôn ngữ mới) hay lên kế hoạch hoặc thậm chí xây dựng thói quen tốt hơn.
Những lợi ích mang lại khi sử dụng sơ đồ tư duy Mindmap
Khi đã biết rõ Mindmap là gì là gì rồi thì việc tìm hiểu về những lợi ích, ưu điểm của sơ đồ tư duy này cũng rất quan trọng. Khi sử dụng kỹ thuật phân tích này sẽ có những ưu điểm như sau:
- Một trong những điểm cộng cho người sử dụng sơ đồ tư duy mindmap là sẽ giúp người học tăng tính sáng tạo, và nâng cao hiệu quả làm việc tức thời. Ngoài ra còn giúp cho việc ôn tập và ghi nhớ có hiệu quả nhanh hơn.
- Sơ đồ tư duy mindmap còn giúp bạn xác định được những nội dung trọng tâm của công việc, những ý chính nhất giúp nắm bắt được thông tin chính xác nhất, không lan man, dài dòng
- Những ký hiệu, hình ảnh, hay những màu sắc bạn dùng cho sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, đi đúng được vào trọng tâm vấn đề cũng như giúp não bộ của bạn tiếp thu nhanh kiến thức hơn.

Ý nghĩa Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy, tiếng anh gọi là Mindmap, được coi là công cụ vạn năng cho bộ não, là phương pháp ghi chú sáng tạo các ý tưởng bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn và hình ảnh sinh động giúp bộ não con người tiếp cận và ghi nhớ thông tin nhanh hơn, nhớ lâu hơn.

Một sơ đồ tư duy bao gồm các phần: chủ đề chính ở vị trí trung tâm, xung quanh là các nhánh nhỏ hơn để chỉ các nội dung, hình ảnh phát triển từ chủ đề chính.
Top 5 phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí
Sau đây là 5 phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí và vô cùng hiệu quả được rất nhiều người sử dụng nhất.
Mindmaple – Phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy phổ biến
Mindmaple là phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí được nhiều người ưa chuộng bởi các tính năng của nó khá đơn giản. Mindmaple giúp cho người dùng nào cũng có thể dễ dàng sử dụng được.
Bên cạnh đó với giao diện đẹp mắt cùng với dung lượng nhẹ nên khi cài đặt về máy tính bạn cũng không cần e ngại vấn đề sẽ gây nặng máy. Ứng dụng không chiếm nhiều dung lượng nhưng vẫn trang bị đầy đủ những tính năng cần thiết để có thể tạo ra một sơ đồ tư duy đúng chuẩn.

Ayoa (iMindMap)
Ayoa là một sự kết hợp hoàn hảo giữa iMindMap – công cụ vẽ sơ đồ tư duy được nhiều người biết đến với các tính năng quản lý tác vụ. Khi dùng Ayoa, Người dùng sẽ được hướng dẫn tạo lập, theo dõi các công việc, từ đó dễ dàng phân công nhiệm vụ dựa trên phương pháp biểu đồ mindmap khoa học với những ưu điểm như sau:
- Người dùng có thể sử dụng miễn phí trên đa dạng nền tảng.
- Ayoa hỗ trợ lập sơ đồ tư duy chi tiết, trình bày được ý tưởng một cách rõ ràng nhất.
- Phần mềm cung cấp các tính năng quản lý công việc, phân công nhiệm vụ.
- Ayoa cho phép cùng nhau làm việc, cộng tác giữa các thành viên trong nhóm dễ dàng.
Xem thêm >>
Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy Blumind
Bạn là người mới bắt đầu làm quen với sơ đồ tư duy và cảm thấy MindMaple quá phức tạp để sử dụng thì Blumind là một sự lựa chọn đơn giản hơn mà bạn có thể thử. Phần mềm Blumind có giao diện tối giản, các tính năng Lưu, Dán và Tìm kiếm, v.v… Blumind được dùng để tạo ý tưởng sẽ được đặt ở menu bên phải, còn các tính năng trang trí như màu nhánh hay màu chữ sẽ được đặt ở bên trái.
Sau khi đã tạo 1 chủ đề ở chính giữa, bạn chỉ cần click chuột phải vào nó và chọn Add Sub Menu để thêm 1 nhánh chủ đề. Sau đó lặp lại tương tự ở từng nhánh để triển khai dần ra các ý tưởng. Bạn có thể lưu lại sơ đồ tư duy thành dạng hình ảnh với định dạng PNG, JPG và JPEG.

Phần mềm Smartdraw
Smartdraw cũng là một phần mềm vẽ sơ đồ tư duy online trên nền tảng web và không cần tải về máy tính để sử dụng. Với hơn 4.500 mẫu Template với, 70 biểu đồ khác nhau và hỗ trợ 100 ngôn ngữ. Smartdraw đã được sử dụng bởi rất nhiều người dùng đến từ các quốc gia khác nhau và dùng vào nhiều lĩnh vực. Người dùng có thể đăng ký tài khoản Smartdraw hoặc dùng tài khoản Google để bắt đầu sử dụng.
Smartdraw có giao diện trực quan, thân thiện và dễ sử dụng và cho phép bạn tự thêm hình ảnh có sẵn hoặc vẽ thêm ảnh vào biểu đồ tùy sở thích. SmartDraw cũng tích hợp với các công cụ phổ biến như Microsoft Office, G Suite, Confluence, Jira và Trello, từ đó giúp bạn cộng tác với nhóm của mình trên các công cụ bạn đang sử dụng.
Novamind – Phần mềm tạo sơ đồ tư duy đa nền tảng
Nếu muốn nhanh chóng tổ chức, sắp xếp các ý tưởng và suy nghĩ của mình thông qua một bản đồ có tính tương tác trực quan thì Novamind sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất. Novamind ngoài sử dụng cho mục đích cá nhân thì chúng ta còn thể trải nghiệm các loại bản đồ cho doanh nghiệp hay kế toán bán hàng hay một số ghi chú nào đó cho tiết học với sự giúp sức của phần mềm.
Phần mềm Novamind là phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí hiện tại hỗ trợ trên hai hệ điều hành phổ biến nhất chính là Windows và Mac. Bạn có thể dễ dàng tải về và sử dụng hàng ngày.

Lợi ích của việc xây dựng sơ đồ tư duy
- Đem đến cho người xem một cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề đang được đề cập đến. Thông qua sơ đồ tư duy, người xem có thể ngay lập tức ghi nhớ được các chi tiết như nội dung chính, các vấn đề xung quanh và các yếu tố trong từng vấn đề cụ thể.
- Liên kết các thông tin với nhau một cách có hệ thống: điều này rất tốt cho não bộ có thể giúp bạn ghi nhớ được nhiều thông tin, hình ảnh liên quan một cách nhanh chóng và khoa học nhất.
- Kích thích não bộ tư duy: quá trình xây dựng sơ đồ tư duy đẹp sẽ yêu cầu não bộ bạn phải vận dụng rất nhiều kiến thức từ cách hình hóa thông tin văn bản, cách thể hiện bằng biểu tượng, sử dụng màu sắc, cách liên kết các thành phần trong sơ đồ… kích thích não bộ của bạn phải tư duy nhiều.
- Nâng cao chất lượng công việc và học tập: các sơ đồ tư duy dù trong quá trình vẽ hay đã xây dựng xong đều kích thích bạn phải động não, giúp bộ não của bạn có khả năng tư duy thông minh hơn, điều này là rất tốt cho việc nâng cao chất lượng, hiệu suất công việc và học tập của bạn.
- Kích thích sự sáng tạo của não bộ: việc phải động não nên thể hiện sơ đồ tư duy như thế nào là tốt nhất, sử dụng màu sắc thế nào, sử dụng hình ảnh, biểu tượng nào phù hợp sẽ kích thích bạn sáng tạo hơn, linh động hơn.

Hướng dẫn chi tiết các bước vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả nhất
Từ khái niệm Mindmap là gì dần dần người dùng sẽ phân tích đến từng bước sử dụng kỹ thuật này hiệu quả. Để thực hiện kỹ thuật này bạn hãy lưu ý một số điều quan trọng sau:
1. Thiết lập ý tưởng trung tâm quan trọng nhất
Ý tưởng trung tâm, hay còn gọi là điểm nút trung tâm, chính là xuất phát điểm của mọi mindmap. Nó biểu hiện cho chủ đề trọng tâm mà bạn đang muốn khám phá và tìm hiểu. Trong mindmap, điểm nút trung tâm thường được biểu diễn bằng một hình tròn, hoặc hình vuông có đoạn text thể hiện nội dung của ý tưởng đó.

2. Tạo các nhánh con
Từ điểm nút trung tâm, ta tạo ra những đường nhánh nhỏ, thể hiện những ý tưởng nhỏ bổ trợ cho điểm nút trung tâm. Ví dụ, từ điểm nút trung tâm là Marketing, có rất nhiều những khía cạnh liên quan tới nó, như mạng xã hội, Email Marketing, Marketing Inbound, Marketing Outbound,… Mỗi khía cạnh, ta vạch ra một nhánh con từ điểm trung tâm là Marketing.
3. Mở rộng sơ đồ tư duy lớn hơn
Trong mỗi nhánh con, ta lại mở rộng thêm những nhánh con nhỏ khách từ nhánh lớn bên trên. Ví dụ, từ nhánh nhỏ mạng xã hội của điểm trung tâm Marketing, ta có thể phát triển ra những nhánh nhỏ khác, như Facebook, Instagram, LinkedIn hay Twitter,…
4. Tô màu rõ ràng cho sơ đồ tư duy
Để mindmap của bạn trở nên trực quan, sinh động và dễ tiếp thu hơn, bạn nên tô màu riêng biệt cho các nhánh của bản đồ tư duy. Ví dụ, trong mindmap Marketing, nhánh mạng xã hội và các nhánh nhỏ của nó được tô màu cam, nhánh Email được tô màu đỏ, và tương tự như vậy cho tất cả các nhánh còn lại.
Tổng hợp một số ứng dụng của Mindmap trong cuộc sống
Mindmap được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống thực tại, có thể kể đến một số ứng dụng sau đây:
- Ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa các mối liên hệ phức tạp hay chằng chéo.
- Tổng kết dữ liệu.
- Hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau.
- Động não về một vấn đề phức tạp.
- Trình bày thông tin để chỉ ra cấu trúc của toàn bộ đối tượng.
- Ghi chép (bài giảng, phóng sự, sự kiện…).
- Khuyến khích làm giảm sự miêu tả của mỗi ý mỗi khái niệm xuống thành một từ (hay từ kép).
- Toàn bộ ý của giản đồ có thể “nhìn thấy” và nhớ bởi trí nhớ hình ảnh – Loại trí nhớ gần như tuyệt hảo
- Sáng tạo các bài viết và các bài tường thuật.
- Là phương tiện cho học tập hay tìm hiểu sự kiện.

Lời kết
Hy vọng với những thông tin tổng hợp trên bài viết đã giúp bạn đọc có thêm thật nhiều kiến thức về Mindmap là gì rồi chứ. Bạn hãy áp dụng kỹ thuật này thật hiệu quả để mang đến lợi ích cho mình. Để cập nhập thêm nhiều bài viết hay hữu ích khác bạn hãy đến với Xuyên Việt Media nhé.