Trong hoạt động kinh doanh sản phẩm cụ thể, việc ghi nhận doanh thu từ bán hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, hiểu rõ về khái niệm doanh thu bán hàng là gì và cách để tính doanh thu là điều mà những doanh nghiệp cần quan tâm. Bài viết của Xuyên Việt Media sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về vấn đề này.
Giải thích thắc mắc doanh thu bán hàng là gì?
Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đặt mục tiêu chính là kinh doanh để đạt được lợi nhuận từ việc bán hàng. Vì vậy, khái niệm doanh thu bán hàng trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình quản lý và kinh doanh của các doanh nghiệp. Vậy doanh thu bán hàng là gì?
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong một kỳ kế toán. Chúng bao gồm các hoạt động sản xuất và kinh doanh thông thường, cùng với các hoạt động tài chính khác. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động và tính toán lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể hiểu đơn giản hơn, doanh thu bán hàng là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, và các hoạt động kinh doanh khác trong một kỳ kế toán. Ngoài việc đóng góp vào việc tăng vốn chủ sở hữu, doanh thu bán hàng cũng giúp đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Bên cạnh đó cũng là cơ sở để tính toán các chỉ số hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để tính toán doanh thu bán hàng, các doanh nghiệp cần đảm bảo tính toán chính xác và tránh sai sót để đưa ra quyết định kinh doanh chính xác và hiệu quả.
Doanh thu bán hàng có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa của doanh thu bán hàng là gì? Doanh thu bán hàng là nguồn tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Giúp chi trả các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó cũng quyết định hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán tiếp theo. Hơn thế, doanh thu bán hàng còn giúp tăng tốc độ lưu chuyển vốn cũng như vòng quay vốn.
Tăng doanh thu bán hàng đồng nghĩa với việc tăng lượng tiền thu về từ việc bán hàng, đồng thời tăng lượng hàng bán ra. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã đạt được vị thế tốt trong thị trường. Khi tăng doanh thu, doanh nghiệp sẽ có cơ hội giảm chi phí vay vốn bên ngoài và thu hút nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn.
Doanh thu bán hàng cũng là căn cứ quan trọng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng doanh thu bán hàng góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả để đạt được kết quả tốt nhất.
Điều kiện cần thiết để ghi nhận doanh thu bán hàng là gì?
Cần phải đáp ứng được điều kiện cần thiết thì doanh nghiệp mới ghi nhận được doanh thu bán hàng. Vậy điều kiện để ghi nhận doanh thu bán hàng là gì? Để được ghi nhận doanh thu bán hàng, công ty/doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Thứ nhất, công ty/doanh nghiệp đã chuyển giao cho người mua phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa.
- Thứ hai, quyền sở hữu và quyền kiểm soát hàng hóa, sản phẩm đã được chuyển giao hoàn toàn cho người mua, công ty/doanh nghiệp không còn quyền hạn này.
- Thứ ba, khoản doanh thu đã được xác định tương đối chắc chắn.
- Thứ tư, doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế từ việc bán hàng cho khách.
- Cuối cùng, doanh nghiệp cần đảm bảo xác định được những chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng để tính toán lợi nhuận chính xác.
Cách tính doanh thu bán hàng là gì?
Sau khi đã tìm hiểu được doanh thu bán hàng là gì, ta hãy cùng đi tìm hiểu cách để tính doanh thu bán hàng. Đây là câu hỏi nhận về không ít sự tò mò. Theo như cách tính thường thấy, thì doanh thu bán hàng sẽ được tính theo hai cách sau:
Tổng doanh thu
Tổng doanh thu là tổng số tiền thu được ban đầu sau khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, bao gồm việc bán hàng, cung cấp dịch vụ và các hoạt động khác. Vậy công thức tính tổng doanh thu bán hàng là gì?
Công thức tính tổng doanh thu bán hàng sẽ được tính như sau:
[Tổng doanh thu = Giá cả x Số lượng hàng hóa bán ra]
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần là một khái niệm kinh doanh chỉ số lượng doanh thu thực tế mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ. Nó thể hiện số tiền mà doanh nghiệp thực sự kiếm được từ hoạt động kinh doanh của mình.
Công thức tính doanh thu thuần
[ Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ ]
* Các khoản giảm trừ trong tính toán doanh thu thuần gồm:
- Giảm giá bán hàng: Đây là khoản tiền giảm trừ so với giá bán niêm yết của doanh nghiệp dành cho người mua hàng.
- Chiết khấu thương mại: Đây là khoản tiền giảm trừ so với giá bán niêm yết của doanh nghiệp dành cho đại lý, khách hàng mua hàng với số lượng lớn.
- Giá trị hàng hóa bị trả lại: Giá trị hàng hóa bị trả lại là một trong các khoản giảm trừ được tính đến khi tính toán doanh thu thuần.
Kết luận
Dựa vào bài viết trên, Xuyên Việt Media đã giúp bạn trả lời câu hỏi doanh thu bán hàng là gì? Bên cạnh đó giúp bạn nắm được các phương pháp tính doanh thu bán hàng. Hy vọng rằng thông qua những kiến thức này, bạn sẽ tìm ra những phương án hiệu quả để tăng doanh thu trong hoạt động kinh doanh của mình.