Khái niệm và ý nghĩa của hiệu ứng cánh bướm là gì?

hiệu ứng cánh bướm

Có thể bạn đã nghe đến cụm từ “ hiệu ứng cánh bướm” và cũng sẽ biết rắng đây chính là hiệu ứng tâm lý khá phổ biến. Hiệu ứng này không chỉ chứa đựng triết lý sống thú vị và còn được ứng dụng cao trong lĩnh vực cuộc sống và ngành nghề. Vậy để tìm hiểu về Khái niệm và ý nghĩa của hiệu ứng cánh bướm là gì? Hãy cùng Xuyên Việt Media khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Hiệu ứng cánh bướm là gì?

Hiệu ứng cánh bướm dùng để mô tả một hiệu ứng tâm lý, một khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc. Cụm từ này được sử dụng như một khái niệm khoa học đơn thuần, nhưng sau đó lại xuất hiện nhiều trong văn hóa đương đại, tiêu biểu là trong các tác phẩm đề cập đến nghịch lý thời gian, quan hệ nhân quả. Từng có bộ phim được lấy cảm hứng và đặt tên theo hiệu ứng tâm lý này – bộ phim “Hiệu ứng cánh bướm”.

Hiệu ứng cánh bướm dùng để mô tả một hiệu ứng tâm lý
Hiệu ứng cánh bướm dùng để mô tả một hiệu ứng tâm lý

Hiệu ứng cánh bướm có nguồn gốc như thế nào?

Minh họa cho lý thuyết này, chúng ta thường được nghe ví dụ về một chú bướm vỗ cánh ở bán cầu này, lại có thể gây ra cơn lốc xoáy cho bán cầu bên kia. Đây cũng chính là nguồn gốc tên gọi của học thuyết The Butterfly Effect. Cha đẻ của The Butterfly Effect là nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz khi vào năm 1961, trong lúc mô phỏng một dự đoán về thời tiết trên máy tính, Lorenz đã lỡ nhập số liệu là 0,506 thay vì 0,506127 như dự định, và do đó đã thu được kết quả dự đoán thời tiết hoàn toàn khác so với tính toán ban đầu. Từ kết quả này vào năm 1972, ông đã nghiên cứu và giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Hoa Kỳ bài diễn thuyết với tựa đề: “Tính dự đoán được: “Liệu con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?”.

Hiệu ứng cánh bướm trong khoa học

Vào những năm cuối thế kỉ XX, đã có một ngành khoa học mới được ra đời dựa vào The Butterfly Effect đó là hệ cơ học phi tuyến. bạn có bao giờ việc dự báo thời tiết người ta nói chỉ là dự báo không? Đó là vì không thể tính toán hết sự thay đổi khi xuất hiện một tác nhân nhỏ ảnh hưởng quá trình thu thập thông tin. Nên nếu nay dự báo chỉ có mây mà lại mưa to thì cũng không thể trách họ được nhé.

Hiệu ứng cánh bướm chính là hệ cơ học phi tuyến
Hiệu ứng cánh bướm chính là hệ cơ học phi tuyến

>> Tỷ giá hối đoái là gì? Phân loại tỷ giá hối đoái

Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh

Tương tự như câu chuyện cú đập cánh của một con bướm có thể là động lực thúc đẩy nhiều con bướm khác cùng đập cánh và tạo ra lốc xoáy. Sự ra đời của một thương hiệu cũng thế, nó không đơn thuần là một sự khởi đầu, mà còn là điểm tựa cho những thương hiệu khác củng cố niềm tin, tạo bước đệm phát triển. Đã có quá nhiều ví dụ về điều này đơn cử như Hàng xe Toyota của nhật hay là Trung Quốc với những chính sách tiền kiểm lẫn hậu kiểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và dược phẩm.

Khi hàng hóa thực phẩm xuất xứ từ Trung Quốc gặp phải sự tẩy chay ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Đây vừa là nỗ lực cải thiện uy tín về vệ sinh và an toàn thực phẩm vừa nằm trong kế hoạch của Trung Quốc khi các chính sách của CFDA được thực thi với các tiêu chuẩn mới cùng các quy định về tiền kiểm, hậu kiểm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản Trung Quốc sẽ gặp khó khăn hơn và thương mại tiểu ngạch cũng sẽ bị hạn chế.

Tuy vậy, ngành chế biến thủy sản của Trung Quốc vẫn mạnh và thị trường nội địa vẫn tăng trưởng hàng năm vì thế trong một tương lai không xa là các doanh nghiệp Trung Quốc thay vì thu mua nguyên liệu thô ở các nước lân cận đem về nước chế biến thì sẽ chuyển sang đầu tư nhà máy tại các nước đó để tận dụng khoản chi nhân công, nguyên liệu rẻ cùng với các lợi ích mà quốc gia đó đạt được.

Hiệu ứng cánh bướm trong văn hóa đương đại

Thực tế thì khái niệm độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc đã được nói đến lần đầu trong văn học từ năm 1890(trong một tác phẩm của Jacques Hadamard). Cái tên”The Butterfly Effect”đã được rất nhiều tác phẩm âm nhạc và điện ảnh sử dụng, tuy nhiên nó lại thường được dùng để mô tả nghịch lý thời gian và quan hệ nhân quả, đặc biệt là trong các tác phẩm có nhắc tới du hành thời gian.

Hiệu ứng cánh bướm trong cuộc sống

Chúng ta đều đã được nghe câu nói “Gieo nhân nào sẽ gặt quả đấy” hay là “Gieo gió thì gặt bão”. Đây đều là các câu ca dao tục ngữ nhằm thể hiện rõ nhất sự nhận thức về The Butterfly Effect của người xưa. ở Việt Nam có một cái tên dễ gọi và dễ hiểu hơn của The Butterfly Effect đó chính là “ Nhân quả”

Hiệu ứng cánh bướm chính là nhân quả trong cuộc sống
Hiệu ứng cánh bướm chính là nhân quả trong cuộc sống

>> Định chế tài chính là gì? Vai trò của định chế tài chính

Cụ thể như trong cuộc sống, khi bạn làm việc tốt thì dù đấy là việc to hay nhỏ cũng sẽ mang đến những điều tốt đẹp cho người khác hoặc nhiều người khác và rồi dần dà sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho chính bạn. “Cho đi để nhận lại” là như vậy.

Lời kết

Qua bài viết trên đây, Xuyên Việt Media đã chia sẻ đến bạn đọc thông tin về Khái niệm và ý nghĩa của hiệu ứng cánh bướm là gì? Nếu các bạn còn gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với Xuyên Việt Media để được giải đáp ngay nhé!

 Liên hệ Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuyên Việt Media

  • Liên hệ Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuyên Việt Media 
  • Địa chỉ: Số 207A đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, TPHCM. 
  • MST: 0315964953 
  • Đại diện: Trần Công Thắng Hotline: 0963711297

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *