Hiệu ứng Dunning-Kruger: Dấu hiệu và ứng dụng

hiệu ứng dunning-kruger

Nhiều người không nhận thức được bản thân đang tự tin hay ảo tưởng sức mạnh? Thực tế vấn đề này xuất hiện rất nhiều trong đời sống thường nhật dưới cái tên hiệu ứng Dunning-Kruger. Để bạn đọc có thể hiểu rõ về hiệu ứng này, dưới đây Xuyên Việt Media đã phân tích chi tiết về Dunning-Kruger. 

Khái quát về hiệu ứng Dunning-Kruger

Dunning-Kruger là một hiệu ứng thuộc diện thiên kiến nhận thức khiến một người đánh giá quá cao về trí tuệ, ngoại hình, khả năng về một lĩnh vực nào đó hơn so với thực tế. Nói một cách thuần Việt thì hiệu ứng Dunning-Kruger là “ảo tưởng sức mạnh”, đây là các gọi những người có kỹ năng nhưng bị ảo tưởng tự tôn (illusory superiority). 

Hiệu ứng này được tạo ra vào năm 1999 dựa trên nghiên cứu của các nhà tâm lý học David Dunning và Justin Kruger. Thời điểm đó nhà tâm lý học đã cho mọi người làm bài kiểm tra khả năng ngữ pháp, logic và khiếu hài hước của các thành viên đã tham gia. Điểm đặc biệt là những người có điểm số thấp nhất trong bài kiểm tra này lại đánh giá rất cao khả năng của bản thân.

Dunning-Kruger là hiệu ứng tâm lý học chỉ người đánh giá cao về bản thân
Dunning-Kruger là hiệu ứng tâm lý học chỉ người đánh giá cao về bản thân

>> Dịch Vụ Viết Bài SEO

Xem thêm:  Google Cardboard là gì? Những tính năng tốt về thực tế ảo

Nguyên nhân hình thành hiệu ứng Dunning-Kruger

Lời giải thích hợp lý nhất dành cho hiệu ứng này là vì nhiều người chưa đủ thành thạo, chưa hiểu hết về lĩnh vực đó. Chính vì thế họ chưa thể đưa ra đánh giá chính xác về mình.

Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ việc họ thiếu đi một hệ quy chiếu khách quan đáng tin cậy và mang tính tính định lượng, để có thể dựa vào đó mà đánh giá chất lượng công việc/học tập của mình.

Dấu hiệu của người có hiệu ứng Dunning-Kruger 

Trong nghiên cứu của mình, 2 nhà tâm lý học David Dunning và Justin Kruger đã đưa ra nhận xét rằng một người năng lực kém sẽ có các khuynh hướng cụ thể. Trên thực tế, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hiệu ứng Dunning-Kruger trong xã hội qua những dấu hiệu như sau:

  • Đánh giá quá cao kỹ năng, năng lực của họ
  • Không thể nhận ra sự thiếu sót của họ
  • Không thể nhận ra năng lực thật sự ở người khác
  • Vẫn nhận thức được sự yếu kém của mình nếu được hướng dẫn để cải thiện.
  • Người hay phát biểu về một vấn đề nào đó nhưng không có chuyên môn hay kinh nghiệm về lĩnh vực, vấn đề đó. 
  • Người chỉ nghe chuyện đồn đại, sẵn sàng dè bỉu hoặc hạ bệ về cuộc sống, vấn đề, câu chuyện của người khác để nâng tầm bản thân.
  • Người có kiến thức bằng cách “học mót” nhưng lại tự tin vào bản thân. 
Hiệu ứng Dunning-Kruger rất dễ nhận biết thông qua một số dấu hiệu
Hiệu ứng Dunning-Kruger rất dễ nhận biết thông qua một số dấu hiệu

>> Dịch Vụ Quản Trị Website

Cách thức hiệu ứng Dunning-Kruger hoạt động 

Hiệu ứng này được nhiều nhà tâm lý học theo dõi thông qua đồ thị nhằm ghi chép chính xác sự biến đổi về mức độ tự tin của một cá nhân. Cách thức Dunning-Kruger hoạt động sẽ có từng giai đoạn một, cụ thể:

Xem thêm:  So sánh sự khác nhau giữa chiến lược kéo và đẩy

Giai đoạn 1: Không biết gì hết

Khi bản thân chưa có kinh nghiệm gì về một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ thấy mình yếu kém và có nhiều thiếu sót so với người khác. Sự tự tin lúc này là số 0 tròn trĩnh và nó thôi thúc bạn tìm hiểu thêm về những gì mình chưa biết.

Giai đoạn 2: Đỉnh cao của sự ngu ngốc 

Lúc bản thân đã bắt đầu có các kiến thức cơ bản, tự tin của bạn dần tăng lên. Càng nhiều kiến thức thì sự tự tin của bạn càng tăng tiến cho đến khi bạn đạt đến đỉnh điểm, hay còn gọi là “Đỉnh cao của sự ngu ngốc”.

>> Hiệu ứng Hall

Giai đoạn 3: Mất đi sự tự tin, tuyệt vọng 

Trong quá trình nghiên cứu và học hỏi, bạn nhận ra khả năng thật sự của mình chưa đỉnh cao như đã nghĩ. Đây là khi bạn mất đi sự tự tin từng có và rơi vào sự thất vọng, buồn bã.

Giai đoạn 4: Tự mình giác ngộ 

Những bạn không bỏ cuộc trong thất vọng và tiếp tục tiếp thu, học hỏi thì sự tự tin sẽ dần tăng trở lại. Lúc này, bạn không còn “vênh mặt với đời” như trước mà sẽ chỉ mong muốn được phát triển toàn diện.

Giai đoạn 5: Cao nguyên bền vững 

Bạn đã thấu hiểu cốt lõi của lĩnh vực và trở thành chuyên gia một khi đã có sự am hiểu tối ưu. Lúc này sự tự tin của bạn đạt mức bền vững.

Xem thêm:  Hook là gì và cách tạo ra Hook thú vị nhất gửi bạn đọc
Cách thức hiệu ứng tâm lý này hoạt động
Cách thức hiệu ứng tâm lý này hoạt động

Lợi ích của việc hiểu về hiệu ứng Dunning-Kruger 

Hiệu ứng này không hiếm gặp, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và công việc của bạn. “Ảo tưởng” là cái nhãn không người nào muốn bị gán với tên tuổi của mình. Chúng tôi mong bạn sẽ hiểu rõ về hiệu ứng này thông qua những mặt sau để nhận được một số lợi ích thực tiễn: 

  • Chúng ta sẽ ý thức được rằng trong quá trình phát triển chuyên môn, thất bại là không thể tránh khỏi.
  • Khi mới học về lĩnh vực nào đó, chúng ta đang đi qua “Peak of Mount Stupid”. Vậy nên, điều tốt nhất nên làm ở giai đoạn này là im lặng và chăm chỉ tiếp thu kiến thức.
  • Trong công việc, nhờ hiệu ứng Dunning Kruger mà ta biết rằng những người ăn to nói lớn chưa chắc đã luôn đúng.
  • Không nên nghe lời những người đang ở “Đỉnh cao sự ngu ngốc”, bởi đây là giai đoạn họ đang mờ mắt vì sự ảo tưởng về khả năng của mình.
Hiểu về Dunning-Kruger giúp mọi người tránh mắc phải hiệu ứng “xấu hổ” này
Hiểu về Dunning-Kruger giúp mọi người tránh mắc phải hiệu ứng “xấu hổ” này

>> Hiệu ứng Bokeh

Lời kết 

Thực tế bất cứ ai cũng có xác suất “mắc phải” hiệu ứng Dunning-Kruger trong quá trình học tập và làm việc. Tuy vậy cuộc sống phải có vấp ngã thì mới đứng dậy và tiến lên phía trước. Ngoài học cách khiêm tốn, bạn cũng cần chịu khó tiếp thu kiến thức, trau dồi kỹ năng thì bản thân mới đạt được “quả ngọt”. Hy vọng bài viết của Xuyên Việt Media có thể giúp ích cho bạn, hãy cập nhật thêm những bài viết mới nữa nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *