NATO là gì? NATO bao gồm những nước nào

NATO là gì

Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, NATO đã được thành lập và có tên gọi là tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Đây chính là một trong sự liên minh quân sự mạnh nhất thế giới với 30 nước. Vậy NATO là gì? NATO bao gồm những nước nào? Cùng Xuyên Việt Media đi khám phá ở ngay bài viết đây nhé.

Thông tin chi tiết về NATO

Chắc hẳn ai cũng đều biết đến NATO như một tổ chức liên minh bao gồm nhiều cường quốc trên toàn thế giới và có sức ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là những thông tin chi tiết về NATO

1. NATO là gì?

NATO là tên tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và NATO trong tiếng Anh là North Atlantic Treaty Organization, tiếng Pháp là Organisation du Traité de l’Atlantique Nord và viết tắt là OTAN.

Đây được biết đến là một liên minh quân sự dựa trên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết vào năm 1949 với sự góp mặt của nhiều ông lớn như: Mỹ, Canada và một số nước ở châu Âu.

NATO chính là sự liên minh chính trị, quân sự
NATO chính là sự liên minh chính trị, quân sự

2. Mục đích của việc thành lập NATO

Nhìn vào sự phát triển lớn mạnh của tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương chắc hẳn ai cũng sẽ tò mò về mục đích hình thành của liên minh này đúng không?

Theo một số ghi chép cho biết, mục đích thành lập của khối liên minh quân sự – chính trị NATO chính là nhằm để ngăn chặn sự phát triển và sự ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc lúc bấy giờ tại châu Âu.

3. Đặc điểm nổi bật của NATO

Đặc điểm đầu tiên của NATO là đây là liên minh về chính trị và quân sự nhằm đảm bảo quyền tự do và an ninh của các quốc gia thành viên thông qua các chính sách về chính trị và quân sự.

NATO luôn tuân thủ theo nguyên tắc phòng thủ tập thể, có thể hiểu đơn giản rằng khi một thành viên bị tấn công thì cũng đồng nghĩa với việc cả khối NATO phải tham gia vào cuộc chiến này để bảo vệ đồng minh.

NATO luôn đảm bảo quyền tự do và an ninh của các nước thành viên
NATO luôn đảm bảo quyền tự do và an ninh của các nước thành viên

Ngoài ra, NATO là một liên minh xuyên Đại Tây Dương giữa các quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ, điều này cho phép các nước thành viên tham vấn, hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, và tiến hành các hoạt động quản lý khủng hoảng đa quốc gia cùng nhau.

>> Quỹ đạo là gì? Vai trò quan trọng của quỹ đạo

Điều kiện cơ bản để trở thành thành viên của NATO 

NATO từng tuyên bố “Bất kỳ quốc gia Châu Âu nào ở lập trường tiếp tục áp dụng các nguyên tắc của Hiệp ước Washington và đóng góp vào an ninh ở khu vực Châu Âu – Đại Tây Dương đều có thể trở thành thành viên của liên minh theo lời mời của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương”.

Tuy nhiên, quốc gia nào muốn gia nhập NATO phải đáp ứng các tiêu chuẩn chính trị, kinh tế và quân sự nhất định, cụ thể như:

  • Các thành viên mới phải đề cao dân chủ, bao gồm cả việc chấp nhận sự đa dạng.
  • Các thành viên mới phải tiến bộ theo hướng kinh tế thị trường.
  • Lực lượng quân sự của các thành viên phải nằm dưới sự kiểm soát dân sự vững chắc.
  • Phải là láng giềng tốt và tôn trọng chủ quyền ngoài biên giới của nước đó.
  • Phải cải tổ để tương thích với các lực lượng NATO.
Muốn gia nhập NATO cần phải đảm bảo đủ rất nhiều điều kiện
Muốn gia nhập NATO cần phải đảm bảo đủ rất nhiều điều kiện

Hiện nay NATO bao gồm các nước nào?

Trên thực tế là danh sách các nước thành viên có thể thay đổi qua thời gian, tính đến hiện tại các nước hiện đang là thành viên NATO gồm: Bỉ, Anh, Đan Mạch, Iceland, Italia, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Mỹ, Pháp, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Bulgaria, Lithuania, Latvia, Estonia, Romania, Slovakia, Slovenia, Albania, Croatia.

Một trong những mục tiêu tuyên bố của NATO là để kiềm chế bất kỳ hình thức xâm lược lãnh thổ nào chống lại bất kỳ quốc gia thành viên NATO hoặc bảo vệ các thành viên đó. Các cơ quan chính trị cao nhất của NATO là Hội đồng Bắc Đại Tây Dương (Hội đồng NATO), trong đó bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên, có nhiệm vụ tiến hành các phiên họp dưới sự chủ trì của Tổng thư ký NATO. Tổng thư ký hiện nay là Jens Stoltenberg.

Mục đích thành lập của NATO trên thực tế là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó. Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối Warszawa để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỷ 20.

Những nước trong tổ chức NATO
Những nước trong tổ chức NATO

Những năm đầu tiên thành lập, NATO chỉ là một liên minh chính trị. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh Triều Tiên tác động, một tổ chức quân sự hợp nhất đã được thành lập. Nghi ngờ rằng liên kết của các nước châu Âu và Mỹ yếu đi cũng như khả năng phòng thủ của NATO trước khả năng mở rộng của Liên Xô, Pháp rút khỏi Bộ Chỉ huy quân sự của NATO (không rút khỏi NATO) năm 1966. Năm 2009, với số phiếu áp đảo của quốc hội dưới sự lãnh đạo của chính phủ của tổng thống Nicolas Sarkozy, Pháp quay trở lại NATO.

>> Social Media: Khái niệm, vai trò và chiến lược Social Marketing

Lời kết

Bài viết trên đây Xuyên Việt Media đã tổng hợp tất tần tật thông tin để giải đáp câu hỏi NATO là gì? NATO bao gồm những nước nào? Mong rằng từ bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về chính tổ chức này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *