Nguyên tắc Smarter là gì? Khi nào nên áp dụng?

Nguyên tắc smarter là gì?

Nguyên tắc Smarter rất phổ biến, có ý nghĩa đặc biệt trong quản trị doanh nghiệp. Nếu ứng dụng đúng, nó giúp bạn thiết lập mục tiêu một cách chuẩn xác và tạo ra những điểm khác biệt, mang tính đột phá. Trong bài viết này, hãy cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu kỹ hơn về nguyên tắc smarter nhé.

Nguyên tắc Smarter là gì?

Hiểu đơn giản, đây chính là nguyên tắc thiết lập mục tiêu được phát triển từ nguyên tắc smart và mở rộng thêm 2 yếu tố: E và R. Từ đó, nó mang 7 yếu tố S – M – A – R – T – E – R. Cụ thể thông tin về các yếu tố đó sẽ được thể hiện cụ thể như sau:

S – Specific: Cụ thể hoá

Đây là sự nâng cấp so với nguyên tắc smart đã phổ biến trong quản trị trước đó
Đây là sự nâng cấp so với nguyên tắc smart đã phổ biến trong quản trị trước đó

Việc cụ thể hoá giúp tránh được việc đi chệch hướng trong quá tình quản trị. Từ đó, giúp khả năng đạt được mục tiêu kỳ vọng tăng lên. Bộ câu hỏi giúp xác định yếu tố này như sau:

  • Tôi muốn đạt được điều gì?
  • Có ai khác sẽ tham gia cùng tôi không?
  • Những thách thức mà tôi có nguy cơ phải đối mặt là gì?
  • Làm thế nào tôi đạt được hiệu quả này? Điều này?

M – Measurable: Đo lường

Đây là quy trình gắn mục tiêu cụ thể với thước đo lường định lượng rõ ràng, cụ thể. Từ đó, dễ dàng xác định tiến độ để hoàn thành mục tiêu. Những câu hỏi để xác định yếu tố này là:

  1. Tôi có dòng thời gian thực hiện công việc không?
  2. Thời điểm tôi mong muốn đạt được mục tiêu này là gì?
  3. Làm cách nào để tôi biết tôi đã đạt được mục tiêu này hay chưa?

A – Achievable: Khả thi

Yếu tố Achievable nhằm thiết lập mục tiêu có tính thử thách nhất định, nhưng không trở thành điều bất khả thi. Đây là việc cần thiết giúp thúc đẩy doanh nghiệp đạt được kỳ vọng mới nhưng không “ảo tưởng”. Những câu hỏi để xác định rõ mục tiêu này như sau:

  1. Mục tiêu tôi đặt ra có thực tế, có thể thực hiện được hay không?
  2. Với nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp, liệu tôi có thể đạt được mục tiêu không?

R – Relevant: Liên quan

Đây là yếu tố cần xem xét kỹ lưỡng để có thể liên kết các mục tiêu trong một tổng thể, tập thể chung và đảm bảo tính thống nhất. Dưới đây là những câu hỏi cần thiết để xác định mục tiêu:

  • Các mục tiêu của tôi liệu có phù hợp với mục tiêu của bộ phận, nhóm, tổ chức hay không?
  • Nhiệm vụ đó có quan trọng, và nhất thiết phải thực hiện hay không?

>> Tìm hiểu về chuyển đổi số.

T – Time bound: Giới hạn thời gian

Mỗi yếu tố trong nguyên tắc smarter đều ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu
Mỗi yếu tố trong nguyên tắc smarter đều ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu

Mục tiêu bất kỳ đều phải gắn với một thời hạn hoàn thành cụ thể. Điều đó sẽ giúp mọi người tạo áp lực phù hợp và giúp bạn cùng đồng nghiệp duy trì được sự tập trung. Đảm bảo hoàn thành công việc trong thời hạn cho phép. Những câu hỏi cần đặt ra cho mục tiêu này như sau:

  1. Thời hạn hoàn thành của mục tiêu này là thời điểm nào?
  2. Tôi có nên tạo kế hoạch chi tiết về việc thực hiện mục tiêu của mình hay không?
  3. Tôi có thể đạt được những gì trong vòng 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng tới?

E – Evaluate: Đánh giá

Yếu tố này chỉ việc đánh giá lại quá trình thực hiện mục tiêu. Từ đó, xác định tính phù hợp trong suốt quá trình thực hiện hành động. Những câu hỏi cần trả lời để đạt được yếu tố này như sau:

  1. Kết quả đạt được trong giai đoạn này đã đúng kỳ vọng của bạn chưa?
  2. Đến thời điểm hiện tại, mục tiêu có còn phù hợp với tình hình thị trường không?
  3. Có điều gì biến động trong thực tế gây ảnh hưởng đến mục tiêu của bạn hay không?

R – Re-Adjusted: Điều chỉnh lại

Sẽ có một số việc bạn cần điều chỉnh lại so với mục tiêu ban đầu nếu tình hình thực tế có biến động. Dưới đây là những câu hỏi cần thiết để bạn xác định cụ thể mục tiêu:

  1. Những nội dung mục tiêu nào không còn phù hợp với hoàn cảnh thực tế hiện tại?
  2. Tôi có thể điều chỉnh quá trình thực hiện mục tiêu hiện tại ra sao để mang lại hiệu quả cao hơn.
Suốt quá trình thực hiện mục tiêu, cũng cần xem lại và đưa ra điều chỉnh hợp lý
Suốt quá trình thực hiện mục tiêu, cũng cần xem lại và đưa ra điều chỉnh hợp lý

Vì sao cần thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc Smarter?

  • Nó giúp bạn tận dụng tối đa những ý nghĩa, ảnh hưởng của yếu tố Smart.
  • Thiết lập được mục tiêu có ý nghĩa, mang tính linh hoạt cao hơn.
  • Đưa ra những mục tiêu thực tế, mang lại ý nghĩa to lớn.
  • Giúp thiết lập những mục tiêu mang lại kết quả cao, phù hợp với thực tế hơn.

>> Phần mềm họp online là gì? Vì sao nên dùng nó?

Khi nào nên dùng nguyên tắc smarter?

Thực chất, nguyên tắc smarter đã để lại ảnh hưởng mạnh mẽ trong hoạt động thiết lập mục tiêu. Nó giống như một chiếc đòn bẩy, giúp bạn thiết lập mục tiêu của mình theo cách thông minh hơn và dễ dàng cùng những mục tiêu đó đi qua những thử thách khó nhằn.

So sánh với nguyên tắc smart được áp dụng trước đó, nguyên tắc smarter đã thể hiện sự “hợp thời” hơn của mình. Smarter giúp các nhà quản trị dễ dàng điều chỉnh mục tiêu doanh nghiệp phù hợp với từng thời điểm từ đó đạt được hiệu quả cao hơn.

Lời kết

Hy vọng bạn đã hiểu hơn về cách ứng dụng nguyên tắc smarter
Hy vọng bạn đã hiểu hơn về cách ứng dụng nguyên tắc smarter

Như vậy, Xuyên Việt Media đã giúp bạn tìm hiểu về nguyên tắc Smarter. Nếu bạn cần tư vấn thêm về kinh doanh, marketing, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *