Nhượng quyền thương hiệu là gì? Những điều bạn cần biết về phương thức kinh doanh này

Nhượng quyền thương hiệu là phương thức kinh doanh khá phổ biến tại Việt Nam với sự tham gia của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì?  Với bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức kinh doanh này nhé.

nhượng quyền thương hiệu là gì
Bạn hiểu thế nào về Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu (hay còn gọi là Franchise) là hình thức kinh doanh mà cá nhân hoặc tổ chức nào đó được quyền sử dụng thương hiệu hay tên sản phẩm/ dịch vụ của một doanh nghiệp khác để tiến hành kinh doanh. Phương thức nhượng quyền thương hiệu có thể được tiến hành trong một khoản thời gian nhất định với một số ràng buộc về một khoản chi phí hay phần trăm doanh thu.

Có những loại hình nhượng quyền thương hiệu nào?

Phương thức kinh doanh nhượng quyền khá là linh hoạt, hầu như lĩnh vực kinh doanh nào cũng có thể tham gia nhượng quyền. Nhưng nhìn chung nhượng quyền thương mại sẽ có 4 loại hình chính, và chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể với bạn dưới đây.

Nhượng quyền kinh doanh toàn diện

Đây được xem là mô hình nhượng quyền có cấu trúc hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất khi thể hiện mức độ hợp tác và cam kết giữa hai bên nhượng và nhận. Với loại hình này, ngoài việc được sử dụng nhãn hiệu bên nhận nhượng quyền còn có quyền sở hữu toàn bộ hệ thống vận hành kinh doanh, các bí quyết trong sản xuất, quyền quản lý sản xuất và tiếp thị sản phẩm,…

Với mô hình này bên nhượng quyền sẽ cung cấp sẽ cung cấp kế hoạch chi tiết, đầy đủ về mọi mặt. Hỗ trợ bên nhận nhượng quyền trong giai đoạn đầu hoặc các giai đoạn về sau

Đây trở thành mô hình nhượng quyền phổ biến nhất  ở thời điểm hiện tại và được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện

Với mô hình này, bên nhượng quyền sẽ chỉ chuyển nhượng cho bên nhận chuyển nhượng một số yếu tố trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu, hoặc có thể là chia sẻ công thức hay mô hình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ.

Mô hình này thường được các doanh nghiệp áp dụng bên nhượng quyền muốn mở rộng hệ thống phân phối,  gia tăng độ phủ thị trường, tăng doanh thu để cạnh tranh. Với mô hình này bên nhượng quyền sẽ không quản lý quá chặt hoạt động kinh doanh của bên nhận nhượng quyền. Họ quan tâm nhiều hơn đến doanh thu bán sản phẩm.

Nhượng quyền có sự tham gia quản lý

Với mô hình này bên cạnh việc chuyển nhượng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh thì bên nhượng quyền sẽ cung cấp thêm người quản lý và điều hành doanh nghiệp cho bên nhận nhượng quyền.

Người quản lý không cần phải tham gia vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp mà có nhiệm vụ giám sát toàn diện. Người quản lý sẽ sử dụng kinh nghiệm, chuyên môn để lãnh đạo công ty và quản lý các bộ phận một cách hiệu quả, tập trung vào phát triển kinh doanh và đưa ra những quyết định về tài chính.

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Với mô hình này, bên nhượng quyền sẽ tham gia đầu tư vốn với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để tham gia quản lý hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của doanh nghiệp để kiểm soát kinh doanh.

nhượng quyền thương hiệu là gì
Chuyển nhượng thương hiệu có những khái niệm gì?

Một số lưu ý khi tham gia nhượng quyền thương hiệu

Mô hình kinh doanh này cũng không tránh khỏi những rủi ro nên khi đưa ra quyết định nhượng quyền các doanh nghiệp cần tính toán và thảo luận cẩn thận. Một số lưu ý khi tham gia nhượng quyền thương hiệu.

  • Nghiên cứu kỹ càng thị trường kinh doanh. Trước khi bắt đầu tham gia kinh doanh bạn cần tìm hiểu về kỹ về thị trường để tránh những rủi ro. Bên nhận nhượng quyền càng cần tìm hiểu kỹ càng hơn để đảm bảo giá trị mình nhận được là tương xứng với số tiền bỏ ra.
  • Tính pháp lý trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu. Hợp đồng chuyển nhượng cần rõ ràng, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên phải được quy định cụ thể để tránh những rủi ro không đáng có.
  • Chi phí phát sinh có thể xảy ra. Đây chắc chắn là điều không thể tránh khỏi trong kinh doanh vì ngoài chi phí cố định thì còn rất nhiều chi phí phát sinh có thể xảy ra.
  • Rủi ro, cạnh tranh đến từ các đối thủ cùng là bên nhận nhượng quyền. Sự cạnh tranh giữa các cửa hàng trong chuỗi nhượng quyền là vấn đề khiến nhiều nhà đầu tư phải đau đầu.

Ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

Vậy tại sao nhượng quyền thương hiệu đang ngày càng phát triển và được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng đến như vậy? Chắc hẳn nó phải có rất nhiều ưu điểm. Vậy những ưu điểm đó là gì?

Ưu điểm nhượng quyền thương hiệu

Ưu điểm thứ hai đó chính là đã định vị thương hiệu có sẵn: Chúng ta có thể thấy những  thương hiệu được đem đi nhượng quyền để làm ăn thì họ đã có một thị phần nhất định rất lớn

Ưu điểm thứ ba là chính là hệ thống ổn định: Đối với các hình thức kinh doanh mà có nhượng quyền thương hiệu thì quy trình tuyển chọn nhân viên sẽ được hệ thống hóa và có một cái quy chuẩn vô cùng là hợp lý và bài bản.

Hệ thống bài bản: Đây cũng là một ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu vì bên phía nhượng quyền đã có một chương trình đào tạo nhân viên một cách bài bản đặc biệt là về những chương trình đào tạo thông tin về thương hiệu và mọi thứ đã được họ làm sẵn. Họ sẽ training lại cho chúng ta.

Và cuối cùng đã chính là sự hỗ trợ đắc lực từ chủ thương hiệu: Hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên

Nhược điểm:

  • Nhược điểm thứ nhất đó chính là không thể toàn quyền điều hành thương hiệu: Đây là điều hiển nhiên.
  • Nhược điểm thứ hai đó chính là cạnh tranh trong chuỗi: Có thể nói cạnh tranh trong chuỗi là một điều vô cùng khó khăn.
  • Và cái nhược điểm thứ 3 đó chính là thiếu sáng tạo.
nhượng quyền thương hiệu là gì
Nhượng quyền thương hiệu có những ưu điểm gì?

Tham khảo thêm:

Lời kết:

Trên đây là một số vấn đề xoay quanh việc chuyển nhượng quyền thương hiệu là gì mà có thể bạn quan tâm. Nhượng quyền thương hiệu không phải là phương thức kinh doanh mới nhưng cũng có không ít khó khăn trong mô hình này. Mong rằng thông tin chúng mình cung cấp hữu ích đối với hoạt động kinh doanh của bạn. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như:  dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *