Quản trị là gì? Chức năng và vai trò của quản trị

Quản trị là gì

Quản trị là gì? Chức năng và vai trò của quản trị là gì? Nếu bạn đang tìm đáp án chính xác cho những thắc mắc này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây. Xuyên Việt Media đã bật mí thông tin chi tiết về quản trị để bạn đọc dễ tham khảo, cập nhật. 

Quản trị là gì?

Thuật ngữ quản trị được biểu thị cho một phương thức hoạt động hướng đến mục tiêu được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác. Hoạt động quản trị là những hoạt động tất yếu phát sinh khi con người kết hợp với nhau để cùng hoàn thành mục tiêu.

Quản trị là phương thức hoạt động hỗ trợ việc hoàn thành mục tiêu đã đề ra
Quản trị là phương thức hoạt động hỗ trợ việc hoàn thành mục tiêu đã đề ra

Trong bộ tư bản, Mác đã đưa ra một hình ảnh về hoạt động quản trị là hoạt động của con người chỉ huy dàn nhạc, người này không chơi một thứ nhạc cụ nào mà chỉ đứng chỉ huy các nhạc công tạo nên bản giao hưởng.

Hiện nay nội dung về thuật ngữ quản trị có nhiều cách hiểu khác nhau, cụ thể có thể kể đến: 

  • Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác. Điều thực hiện sẽ đạt được kết quả mà một người hoạt động riêng rẽ không thể đạt được. 
  • Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm thực hiện mục tiêu đã vạch ra. Quản trị là một quá trình tạo ra các tác động quản trị. 
  • Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát công việc của con người. Đồng thời quản trị còn vận dụng hiệu quả mọi tài nguyên, để hoàn thành các mục tiêu đã định.

>> Quản trị kinh doanh là gì? Lợi ích, yêu cầu của quản trị kinh doanh

Các chức năng quan trọng nhất khi quản trị 

Chức năng quản trị sẽ bao gồm nhiều nhóm công việc chung, từ tổng quát đến chi tiết mà cấp bậc nào cũng cần thực hiện. Quản trị có tổng cộng 4 chức năng chính là hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát.

1. Chức năng hoạch định 

Đây là chức năng đầu tiên trong quá trình quản trị. Hoạt  động này bao gồm việc xác định rõ hệ thống mục tiêu của tổ chức, xây dựng và lựa chọn chiến lược tổng thể để thực hiện các mục tiêu này và thiết lập một hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động của tổ chức. Ngoài ra còn đưa ra các biện pháp để thực hiện các mục tiêu, các kế hoạch của tổ chức.

Chức năng hoạch định
Chức năng hoạch định

2. Chức năng tổ chức

Chức năng này chủ yếu là thiết kế cơ cấu của tổ chức khi hoàn thành mục tiêu đã đề ra, bao gồm:

  • Xác định công việc phải làm.
  • Ai sẽ làm những việc đó? 
  • Bộ phận nào cần được thành lập?
  • Phân công phối hợp và trách nhiệm giữa các bộ phận khi làm việc. 
  • Xác lập hệ thống quyền hành trong tổ chức.
Chức năng tổ chức
Chức năng tổ chức

3. Chức năng điều khiển

Đây là chức năng quản trị thực hiện sự kích thích, động viên, chỉ huy, phối hợp con người. Hơn nữa chức năng này còn thực hiện mục tiêu quản trị, giải quyết xung đột trong tập thể để đưa doanh nghiệp đi đúng quỹ đạo đã hoạch định.

Chức năng điều khiển
Chức năng điều khiển

4. Chức năng kiểm soát

Chức năng kiểm soát sẽ đảm bảo công việc thực hiện đúng như kế hoạch dự kiến. Nhà quản trị cần theo dõi tổ chức của mình hoạt động như thế nào? Bao gồm các việc như:

  • Theo dõi toàn bộ hoạt động của các thành viên, bộ phận và cả tổ chức. 
  • Thu thập thông tin về kết quả thực hiện thực tế.
  • So sánh kết quả thực tế với các mục tiêu đã đặt ra.
  • Tiến hành điều chỉnh nếu có sai lệch để đưa tổ chức đi đúng quỹ đạo đến mục tiêu.
Chức năng kiểm soát
Chức năng kiểm soát

Vai trò chủ yếu của quản trị là gì? 

Những chức năng và đặc điểm của quản trị đã mang đến vai trò to lớn trong quan hệ tương tác giữa người và người, vai trò quyết định và vai trò truyền thông. Cụ thể như sau: 

1. Vai trò quan hệ tương tác giữa người và người

  • Vai trò tượng trưng: Thể hiện như một biểu hiện về quyền lực pháp lý, thực hiện nhiệm vụ mang tính nghi lễ, hình thức.
  • Vai trò người lãnh đạo: Động viên, đôn đốc, thúc đẩy cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ.
  • Vai trò liên kết: Là chiếc cầu nối, truyền thông, liên kết mọi người trong và ngoài tổ chức.
Vai trò quản trị tương tác giữa người và người
Vai trò quản trị tương tác giữa người và người

2. Vai trò truyền thông

  • Trung tâm thu thập, xử lý thông tin: Điểm trọng tâm trung chuyển, lưu trữ, xử lý tất cả các loại thông tin.
  • Phổ biến, truyền đạt thông tin: Chuyển giao những thông tin cho cấp dưới, báo cáo thông tin cho cấp trên.
  • Người phát ngôn của tổ chức: Chuyển giao những thông tin chọn lọc cho những người bên ngoài công ty.
Vai trò quản trị truyền thông
Vai trò quản trị truyền thông

3. Vai trò quyết định

  • Doanh nhân: Khởi xướng các thay đổi bên trong tổ chức.
  • Người giải quyết xung đột: Tiến hành các hoạt động điều chỉnh cần thiết, hòa giải và xử lý những xung đột
  • Điều phối các nguồn lực: Quyết định phân chia các nguồn lực trong tổ chức cho từng bộ phận hay dự án.
  • Nhà thương lượng: Tham gia thương lượng với các đối tác để đem lại ổn định và quyền lợi cho tổ chức
Vai trò quản trị quyết định
Vai trò quản trị quyết định

>> Pano là gì? Có những loại Pano nào?

Lời kết 

Hy vọng bài viết này của Xuyên Việt Media đã giúp bạn có đáp án chính xác cho câu hỏi quản trị là gì, đồng thời bỏ túi được chức năng và vai trò của quản trị. Nếu bạn đang kinh doanh thì hãy ứng dụng quản trị thật chính xác để đạt được những mục tiêu mình đề ra. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *