Quy luật cung cầu là gì? Có mối quan hệ thế nào với nền kinh tế thị trường

quy luat cung cau la gi thumb

Cung cầu ảnh hưởng rất lớn tới các hành vi hàng ngày như sản xuất, lên kế hoạch mua bán hàng hóa. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ quy luật cung cầu là gì? Nó tác động như thế nào tới giá cả của hàng hóa và dịch vụ? Hãy cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Quy luật cung cầu là gì?

Cung cầu là quy luật điều chỉnh mức giá cân bằng cùng lượng giao dịch cân bằng có thể xác định được. Nghĩa là:

  • Cầu > Cung thì giá tăng
  • Cầu < Cung thì giá giảm
  • Cầu = Cung thì giá cân bằng

Để hiểu rõ hơn quy luật cung cầu là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về từng khái niệm nhé.

Cung là gì?

Cung (Supply) là khái niệm thể hiện một lượng dịch vụ hoặc hàng hóa được nhà cung cấp bán ra thị trường trong thời gian nhất định với mức giá khác nhau.

Quy luật cung cầu là gì-1
Cung là lượng hàng hóa được bán ra trong thời gian nhất định

Quy luật cung: Giá hàng hóa tăng sẽ khiến lượng cung tăng. Trong đó:

  • Cung cá nhân: Số lượng dịch vụ/hàng hóa của người bán muốn bán với một mức giá cụ thể trong thời gian xác định.
  • Cung thị trường: Số lượng dịch vụ/hàng hóa của toàn bộ thị trường trong một ngành hàng trong quy mô một nền kinh tế.
  • Tổng cung: Khá giống với cung thị trường nhưng rộng hơn khi xét chung ở tất cả các mặt hàng gộp lại.

Các yếu tố ảnh hưởng khác: Trình độ công nghệ, điều chỉnh của chính phủ các nước, nguồn cung vật tư nguyên liệu thô, định chế kinh tế, chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai…

Tìm hiểu thêm: Top những mô hình kinh doanh hiệu quả

Cầu là gì?

Cầu (Demand) là khái niệm thể hiện lượng dịch vụ hoặc hàng hóa mà người mua có thể mua vào với từng mức giá khác nhau trong thời gian nhất định.

Quy luật cung cầu là gì-2
Cầu là lượng hàng hóa mua vào trong thời gian cụ thể

Quy luật cầu: Hàng hóa tăng thì lượng cầu giảm. Trong đó:

  • Cầu cá nhân: Số lượng dịch vụ/hàng hóa mà người mua muốn mua với mức giá nhất định trong thời gian cụ thể.
  • Cầu thị trường: Số lượng dịch vụ/hàng hóa của toàn bộ thị trường trong một ngành hàng trong quy mô một nền kinh tế.
  • Tổng cầu: Giống cầu thị trường nhưng được xét rộng hơn ở tất cả các mặt hàng gộp lại.

Các yếu tố ảnh hưởng khác: Thu nhập của người tiêu dùng, kỳ vọng về nền kinh tế, mức giá của những mặt hàng liên quan…

Mối quan hệ của quy luật cung cầu đối với nền kinh tế thị trường

Hiểu rõ quy luật cung cầu là gì sẽ giúp bạn biết được mối quan hệ mật thiết giữa chúng đối với nền kinh tế thị trường. Cụ thể:

  • Khi số lượng hàng hóa bán ra thị trường nhỏ hơn nhu cầu mua của người dùng, thì giá của hàng hóa đó có xu hướng tăng lên. Đồng nghĩa người dùng cần phải bỏ ra một mức tiền lớn hơn để sở hữu mặt hàng này.
  • Ngược lại, nếu số lượng hàng hóa bán ra thị trường lớn hơn nhu cầu mua của người dùng, thì giá của hàng hóa sẽ có xu hướng giảm xuống.
  • Chính sự điều chỉnh về lượng và giá này mà thị trường sẽ được chuyển về trạng thái cân bằng. Tại điểm cân bằng, người cung cấp sẽ sản xuất ra đúng số lượng hàng hóa phù hợp với lượng cầu mua của người dùng.
  • Dựa vào nguyên lý cung cầu, nhà sản xuất sẽ quyết định xem có nên đầu tư và tiếp tục tung sản phẩm ra thị trường. Vì thế nghiên cứu thị trường là yêu cầu bắt buộc của nhà đầu tư nhằm tạo ra hàng hóa phù hợp với thị trường.

Có thể bạn chưa biết: Acquisition là gì

Ví dụ thực tế của quy luật cung cầu

Mặc dù chúng tôi đã làm rõ quy luật cung cầu là gì, tuy nhiên để giúp mọi người dễ hình dung, Xuyên Việt Media xin đưa ra ví dụ sau:

Nhà A và nhà B cùng mở cửa hàng kinh doanh đồ ăn sáng bún bò Huế ngay trước một công ty làm việc. Lúc này lợi nhuận thu được giữa hai nhà đều như nhau. Tuy nhiên, sau đó một thời gian công ty làm ăn thua lỗ nên buộc phải cắt giảm bớt nhân viên.

Nhà A vẫn tiếp tục bán bún bò, còn nhà B chuyển sang kinh doanh nước giải khát. Ban đầu vì chỉ có nhà B bán nước giải khát nên giá nước nhà B bán ra cao hơn so với giá cửa hàng. Nhà A thấy nhà B không bán bún bò nữa nên cũng tăng giá.

Do công ty cắt giảm nhân viên nên nhà A bị mất đi một lượng khách hàng. Vì thế nhà A bắt đầu giảm giá và cũng chuyển sang kinh doanh nước giải khát với mức giá rẻ hơn để cạnh tranh với nhà B. Cuối cùng, để giữ khách hàng, nhà B buộc phải giảm giá như nhà A.

Như vậy sau một thời gian thay đổi hình thức kinh doanh và gây ra nhiều biến động về giá cả, thì nay lợi nhuận của hai nhà đã trở về vị trí cân bằng như ban đầu. Đây chính là cơ chế tự điều chỉnh của quy luật cung cầu.

Quy luật cung cầu là gì-3
Quy luật cung cầu là cán cân giúp duy trì trạng thái cân bằng của nền kinh tế

Tác dụng của quy luật cung cầu với từng đối tượng

Tác dụng đối với cá nhân

  • Khi cầu vượt cung, tức là giá cả đang cao người dùng sẽ có xu hướng giảm mua sắm.
  • Khi cung vượt cầu, tức là giá cả đang thấp nên người dùng sẽ mua sắm nhiều hơn.

Tác dụng đối với nhà sản xuất

  • Khi cầu vượt cung, nghĩa là giá cả hàng hóa đang cao hơn giá trị thực tế, nhà sản xuất sẽ tăng cường sản xuất để tăng lợi nhuận.
  • Khi cung vượt cầu, lúc này giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế nên sản xuất sẽ thu hẹp sản xuất để tối ưu chi phí.

Tác dụng đối với nhà nước

  • Khi cầu vượt cung, nhà nước sẽ xả kho dự trữ quốc gia để điều tiết thị trường.
  • Khi cung vượt cầu, nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp nhằm kích cầu thị trường.
Quy luật cung cầu là gì-4
Cung cầu ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế của đất nước

Một số dịch vụ của Xuyên Việt Media có thể bạn quan tâm:

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Xuyên Việt Media về quy luật cung cầu là gì và tác dụng của nó đối với từng đối tượng cụ thể. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sớm được giải đáp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *