Vai trò của hoạt động marketing ngày càng lên ngôi trong doanh nghiệp. Nó luôn luôn biến đổi không ngừng, nhất là trong thời đại số. Thông tin truyền đi nhanh chóng và theo nhiều cách thức đa dạng hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp tăng thêm cơ hội bán hàng và nâng cao giá trị thương hiệu. Trong đó, không thể bỏ qua những công cụ đắc lực như SEO, SEM, forum, blog… Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về SEM là gì? Hãy khám phá ngay cùng Xuyên Việt Media nhé!
Khái niệm SEM là gì?
SEM là viết tắt của cụm từ Search Engine Marketing, tạm dịch là Tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm. Đây là một quá trình giúp gia tăng lượng truy cập vào website trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google. Khái niệm SEM này được đưa ra lần đầu vào năm 2001 bởi Danny Sullivan và được sử dụng trong rất nhiều sách chuyên ngành hiện nay.
Trong đó, hoạt động của SEM bao gồm:
- SEO (Search Engine Optimization): Là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, giúp trang web tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm không phải trả tiền (SERPs).
- PPC (Pay Per Click) hay còn gọi là quảng cáo Google Adwords: Đây là hình thức quảng cáo có trả tiền.
Dù vậy, trong quá trình triển khai hoạt động marketing tại một số doanh nghiệp, SEM lại được hiểu chỉ là quá trình giúp tăng lượng truy cập website thông qua các hoạt động quảng cáo tìm kiếm có trả tiền. Tuy nhiên, để thống nhất, phần sau của bài viết sẽ đi theo quan điểm gốc ban đầu là SEM sẽ bao gồm cả SEO và PPC.
Search Engine Marketing (SEM) là một loại hình tiếp thị dựa trên Internet liên quan đến việc nghiên cứu, sử dụng nhiều phương pháp Marketing khác nhau nhằm đưa website của cá nhân/doanh nghiệp đứng ở vị trí mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên Internet.
Search Engine Marketing (SEM) liên quan đến những thứ như Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), nghiên cứu từ khóa, phân tích cạnh tranh, danh sách trả tiền và các dịch vụ công cụ tìm kiếm khác nhằm tăng lưu lượng tìm kiếm đến trang web của cá nhân/doanh nghiệp
TÌM HIỂU THÊM: Dịch vụ viết bài SEO cho Website giúp tăng traffic tự nhiên
SEM theo nghĩa hiểu hiện đại ngày nay là tổng hợp của các yếu tố sau:
- SEO: Search Engine Optimization hay còn gọi là việc tối ưu hóa trên các công cụ tìm kiếm (tìm kiếm tự nhiên bằng từ khóa)
- SEA: Search Engine Advertising hay còn gọi là việc quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm (Google adwords, Microsoft Adcenter)
- SMO: Social Media Optimization hay còn gọi là tối ưu hóa các Mạng xã hội
- SMM: Social Media Marketing tiếp thị thông tin qua các mạng xã hội
- SMA: Social Media Ads tăng lưu lượng truy cập website thông qua việc làm tiếp thị quảng cáo trên các mạng xã hội
TÌM HIỂU NGAY: Digital Marketing là gì
Phân biệt SEO và SEM
Như khái niệm ở trên, SEO chính là một phần của SEM. Trong đó, mục tiêu của SEO là cung cấp nội dung phù hợp với từ khóa người dùng tìm kiếm. Từ đó giúp tăng thứ hạng trang web mà không phải trả tiền.
SEO được xem là một phần của SEM. SEO hướng đến việc tạo ra nội dung có chất lượng và giá trị cho người dùng thường là trên blog và các trang web. SEO giúp thiết lập quyền lợi trong thuật toán của Google. Nhờ đó, lượng truy cập trang web sẽ tăng, nhiều cơ hội cho các inbound links và quan trọng nhất là có thêm conversions.
Còn với PPC, bạn sẽ phải trả một mức phí cho Google với mỗi lượt click chuột từ người dùng. Và mục tiêu của SEM chính là khai thác cả SEO và PPC để thu lượt truy cập tối đa trên công cụ tìm kiếm.
Hoạt động SEO cần triển khai dài hạn, tốn nhiều công sức để giúp tăng nhận diện thương hiệu. Còn với PPC thường chỉ triển khai trong một thời gian ngắn, có thể theo dõi và đo lường hiệu quả dễ dàng.
Cả SEO và SEM đều là những phần cơ bản trong chiến lược marketing online. SEO là một cách thúc đẩy lưu lượng truy cập tìm kiếm thông tin ở đầu kênh. Và PPC sẽ quảng cáo để thúc đẩy chuyển đổi ở cuối kênh.
Tầm quan trọng của SEM
Hầu hết người dùng Internet là để truy cập và các nền tảng mạng xã hội và sử dụng công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing… Có hàng tỷ người sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm kiếm những thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà họ có nhu cầu.
Trong đó, theo thống kê, có tới 70% người dùng khi tìm kiếm chỉ xem trang thứ nhất của kết quả tìm kiếm SERPs. Vì vậy, nếu website của bạn hiển thị trong top 10 – 15 của kết quả tìm kiếm thì cơ hội được khách hàng truy cập và chuyển đổi mua hàng là rất cao. Khi đó, các hoạt động remarketing của bạn mới thực sự trở nên ý nghĩa và đạt được đến mục đích cuối cùng là bán hàng.
Vậy nên, việc áp dụng SEM là vô cùng cần thiết trong các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay. Nếu bỏ qua nó, nghĩa là doanh nghiệp đang tự đánh mất đi cơ hội của mình giữa thương trường cạnh tranh khốc liệt.
THÔNG TIN THÊM: Conversion rate là gì
Cách thức hoạt động các các thành phần cấu thành SEM
Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của SEM, bạn đọc cần hiểu về hoạt động của từng thành phần trong Search Engine Marketing dưới đây:
Cách thức hoạt động của Search Engine Optimization (SEO)
Công cụ tìm kiếm Google sử dụng đến hơn 200 tiêu chí SEO trong các thuật toán xếp hạng website. Trong đó, hoạt động SEO được chia thành 4 loại chính bao gồm:
- SEO On – page: Hoạt động này nhằm tối ưu hóa trang web với các từ khóa mà khách hàng mục tiêu sẽ tìm kiếm trong Google. Bạn có thể xây dựng title, meta description hay URL trang web có chứa từ khóa đó.
- SEO Off – Page: Hoạt động này nhằm tăng lượng truy cập vào trang web của mình từ các trang web khác. Bạn sẽ cần phải xây dựng các liên kết ngược đến trang web của mình. Hoặc chia sẻ bài viết trên website của bạn như trên các phương tiện truyền thông xã hội như mạng xã hội Facebook, Twitter, Tumblr hay các blog, diễn đàn…
- SEO kỹ thuật: Hoạt động này sẽ cần phải thiết kế chỉ mục các trang trên website của bạn một cách chính xác. Từ đó nâng cao trải nghiệm của người truy cập website giúp tìm kiếm dễ dàng và tải nhanh thông tin.
- Dấu hiệu tương tác của người dùng: Cách người dùng tương tác với trang web là một trong những yếu tố giúp Google đánh giá trang web của bạn. Chẳng hạn, các dấu hiệu như: số lượt xem trang cao cho thấy trang hữu ích với người dùng, hay tỷ lệ thoát trang, thời gian dừng lại trên trang…
Thực tế cho thấy, để hoạt động SEO giúp đẩy một website lên top đầu của kết quả tìm kiếm sẽ mất khoảng 2 năm, hay thậm chí là 3 – 5 năm. Tuy nhiên, nếu bạn có năng lực SEO thực sự, biết cách nắm bắt từ khóa và áp dụng thực tiễn tốt nhất, website của bạn sẽ lên top chỉ trong một vài tháng.
Cách thức hoạt động của Pay Per Click (PPC) – Google Adwords
Bạn có thể cho bài quảng cáo hiển thị với các đối tượng theo nhiều tiêu chí hoặc hiển thị nếu Google thấy có sự liên quan giữa giữa từ khóa tìm kiếm và bài viết. Đương nhiên là với điều kiện bạn còn ngân sách để chạy quảng cáo PPC. Khi người dùng nhấp chuột vào mẫu quảng cáo thì họ sẽ được đưa trực tiếp tới trang web bạn đã chỉ định sẵn. Các hoạt động của PPC – Google Adwords bao gồm:
Đặt giá thầu cho trang quảng cáo
Khi bạn sử dụng Quảng cáo Google, bạn sẽ phải đặt giá thầu cho một từ khóa cụ thể. Và khi người dùng tìm kiếm từ khóa đó, trang quảng cáo của bạn sẽ hiển thị trong top tìm kiếm mà không phải “vật lộn” như SEO.
Việc đặt giá thầu cho từ khóa sẽ tỷ lệ thuận với thứ hạng bài quảng cáo chứa từ khóa đó. Vậy nên, nếu bạn trả giá càng cao cũng đồng nghĩa với việc thứ hạng trang quảng cáo của bạn được lên top cao hơn.
Mỗi khi có 1 người click chuột vào quảng cáo đó, bạn sẽ phải trả mức phí tương ứng với giá thầu đã đặt ra. Chi phí cho mỗi cú click chuột được gọi là Cost Per Click (CPC).
Điểm chất lượng
Hiểu một cách đơn giản thì đây là cách mà Google tìm hiểu xem quảng cáo của bạn có phù hợp với từ khóa người dùng đang tìm kiếm hay không. Điểm chất lượng được Google tính dựa trên sự kết hợp giữa chất lượng của trang đích và tỷ lệ nhấp chuột vào trang.
Nếu quảng cáo có điểm chất lượng cao, CPC của bạn cũng được giảm đi. Việc làm này của Google giúp nâng cao quyền lợi cũng như trải nghiệm khách hàng. Và hiểu rộng ra thì việc này có lợi cho cả 3 bên.
Mẫu quảng cáo
Một mẫu quảng cáo hấp dẫn là điều cần thiết với hoạt động của PPC. Khi trang/bài quảng cáo của bạn hấp dẫn, thu hút người dùng, tỉ lệ nhấp và điểm chất lượng cao có nghĩa CPC của bạn sẽ giảm. Ngược lại, nếu mẫu quảng cáo không hấp dẫn, không hữu ích, người dùng sẽ bỏ qua và CPC của bạn sẽ bắt đầu đắt lên.
Quản lý tài khoản quảng cáo
Đây là nơi bạn sử dụng dữ liệu để phân tích và tối ưu hóa chi tiêu quảng cáo trong tài khoản Google Adwords của mình. Hiệu quả của hoạt động PPC sẽ được đánh giá qua các con số cụ thể. Nhờ đó, bạn nắm bắt được tình hình và lên xu hướng điều chỉnh quảng cáo cho phù hợp với mục đích, ngân sách của doanh nghiệp mình.
THÔNG TIN MỚI:
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà abc muốn chia sẻ cho bạn đọc về SEM là gì. Hy vọng bài viết này Xuyên Việt Media đã giúp bạn hiểu sâu hơn về một “vũ khí” marketing online. Vì vậy, hãy xem xét và áp dụng chúng một cách hợp lý nhé!