Để bán hàng các doanh nghiệp áp dụng hai hình thức phân phối sản phẩm đó là trực tiếp và gián tiếp. Mỗi một kênh phân phối đều có những ưu điểm, hạn chế riêng. Để thấy rõ được hiệu quả của từng phương pháp bạn đọc hãy dựa vào so sánh kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Mọi thông tin sẽ được Xuyên Việt Media tổng hợp chi tiết dưới bài viết.
Tìm hiểu về kênh phân phối trực tiếp
Trước khi đến với so sánh kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp bạn đọc cũng tìm hiểu rõ về các hình thức bán hàng. Cụ thể:
Khái niệm
Kênh phân phối trực tiếp có nghĩa là cung cấp hàng hóa từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng mà không qua trung gian hay các đại lý ủy quyền. Hình thức phân phối này được áp dụng rộng rãi tại nhiều doanh nghiệp, đơn vị, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, thức ăn, đồ uống hay các ngành khác.
Ưu điểm
Phân phối trực tiếp được nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi có những ưu điểm như sau:
- Giúp doanh nghiệp có các kết nối tốt hơn với người tiêu dùng thông qua kiểm soát các khía cạnh của kênh phân phối. Điều đó giúp doanh nghiệp giám sát, theo dõi cách hàng hóa đến tay khách hàng.
- Giúp nhà sản xuất nắm bắt những nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
- Giúp nhà sản xuất loại bỏ các quy trình bán hàng kém hiệu quả, thêm nhiều dịch vụ và chính sách làm hài lòng khách hàng.
- Giúp doanh nghiệp định giá tốt hơn, mang đến các trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Hạn chế
Kênh phân phối trực tiếp do chính nhà sản xuất tổ chức, quản lý nên khi quản lý sẽ tốn kém hơn do mức vốn đầu tư khi thiết lập lúc đầu tương đối cao. Với hình thức phân phối này, nhà sản xuất phải thiết lập hệ thống nhà kho, đội ngũ hậu cần, xe tải và nhân viên giao hàng. Tuy nhiên, khi đã đầu tư hết những yếu tố này, kênh phân phối trực tiếp có thể ít tốn kém hơn so với mô hình các kênh gián tiếp.
Xem thêm:
- Bật mí cách sử dụng hiệu ứng Morph PowerPoint chuyên nghiệp
- Hiệu ứng đám đông trong Marketing nên tận dụng như nào?
Tìm hiểu về kênh phân phối gián tiếp
Kênh phân phối gián tiếp dựa vào các trung gian để thực hiện hầu hết hoặc tất cả các chức năng bán hàng, hay còn gọi là bán ủy quyền. Mô hình phân phối này khá phổ biến trên thế giới, tại Việt Nam có thể kể đến một số ví dụ điển hình áp dụng kênh phân phối gián tiếp như: Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Tân Á Đại Thành,…
Ưu điểm
Các kênh phân phối gián tiếp giải phóng nhà sản xuất khỏi các chi phí đầu tư cho việc thiết lập kênh bán hàng. Các công ty Logistics được xem là những chuyên gia trong việc cung cấp chuỗi cung ứng bao gồm:
- Hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển.
- Dự trữ và đưa sản phẩm đến tay khách hàng.
Hạn chế
Thách thức nhất của kênh phân phối gián tiếp là bên trung gian cần được nhà xuất ủy quyền để tương tác với khách hàng. Ngoài ra kênh phân phối này cũng tồn tại nhiều hạn chế như: Cần thêm chi phí thiết lập bộ máy hành chính, chiết khấu cho nhà sản xuất. Điều này có thể làm tăng chi phí sản phẩm/dịch vụ, làm chậm quá trình giao hàng và làm mất kiềm kiểm soát của nhà sản xuất.
Xem thêm:
So sánh kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp chi tiết
Để thấy rõ được hiệu quả của từng kênh bán hàng bạn hãy dựa vào các so sánh kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Cụ thể:
Phân phối trực tiếp
Kênh phân phối trực tiếp do chính nhà sản xuất tổ chức và quản lý. Các kênh trực tiếp có xu hướng tốn kém hơn khi thiết lập ban đầu và đôi khi có thể yêu cầu đầu tư vốn đáng kể. Nhà kho, hệ thống hậu cần, xe tải và nhân viên giao hàng sẽ cần được thiết lập. Tuy nhiên, khi đã có những điều đó, kênh trực tiếp có thể sẽ ngắn hơn và ít tốn kém hơn so với kênh gián tiếp.
Bằng cách kiểm soát tất cả các khía cạnh của kênh phân phối, nhà sản xuất có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với cách hàng hóa được phân phối. Họ có nhiều quyền kiểm soát hơn trong việc cắt bỏ những yếu tố kém hiệu quả, thêm các dịch vụ mới và định giá.
Phân phối gián tiếp
Kênh phân phối gián tiếp dựa vào các trung gian để thực hiện hầu hết hoặc tất cả các chức năng phân phối, hay còn gọi là phân phối bán buôn. Phần thách thức nhất của kênh phân phối gián tiếp là một bên khác phải được giao phó sản phẩm của nhà sản xuất và sự tương tác của khách hàng. Tuy nhiên, các công ty hậu cần thành công nhất là những chuyên gia phân phối các khoản phải thu theo cách mà hầu hết các nhà sản xuất không làm được.
Các kênh gián tiếp cũng giải phóng nhà sản xuất khỏi bất kỳ chi phí khởi động nào . Với mối quan hệ phù hợp, họ quản lý đơn giản hơn nhiều so với kênh phân phối trực tiếp. Các kênh phân phối gián tiếp tạo thêm các lớp chi phí, nhà cung cấp và bộ máy hành chính. Điều này có thể làm tăng chi phí cho người tiêu dùng, làm chậm quá trình giao hàng và mất quyền kiểm soát của nhà sản xuất.
Lời kết
Hy vọng với thông tin tổng hợp trên đã giúp bạn đọc có thể so sánh kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp rõ hơn. Thông qua đó mỗi doanh nghiệp có thể chọn hình thức phân phối hàng hóa phù hợp với quy mô hoạt động của mình.