Hiện nay, sóng cao tần là kỹ thuật đã được ứng dụng rất nhiều trong các phác đồ để điều trị cho nhiều bệnh như: loạn nhịp tim, bệnh suy giãn tĩnh mạch, giảm đau thắt lưng,… Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn được ứng dụng một cách rộng rãi trong điều trị ung thư và đem đến rất nhiều kết quả khả quan. Vậy sóng cao tần là gì? Những điều cần biết về đốt sóng cao tần như thế nào? Hãy cùng Xuyên Việt Media khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
Đốt sóng cao tần (RFA) là gì?
Đốt sóng cao tần (RFA) là phương pháp hủy khối u bằng nhiệt gây ra do sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số cao, nằm trong khoảng sóng âm thanh.
Một điện cực được đặt ở trung tâm khối u và duy trì nhiệt độ phá hủy từ 60 -100 độ C. Dòng điện từ máy được truyền đến khối u qua một điện cực dạng kim, sóng radio được truyền vào đầu kim và sinh nhiệt. Nhiệt do ma sát làm khô mô xung quanh dẫn đến làm mất nước trong tế bào và hoại tử đông khối u, từ đó làm giảm thể tích bướu giáp.
>> Agenda là gì? Làm thế nào để thực hiện một Agenda chuyên nghiệp?
Ứng dụng của đốt sóng cao tần
Đốt sóng cao tần được ứng dụng điều trị rất hiệu quả trong các bệnh lý sau:
- Các khối u gan nguyên phát hoặc thứ phát có đường kính < 3,5 cm. Có thể điều trị tối đa 3 tổn thương trong gan.
- Các khối u gan lớn có thế dùng kim chùm 3 điện cực
- U lành tuyến giáp
- Bướu nhân độc tuyến giáp
- Ung thư tuyến giáp tái phát: Phương pháp này đem lại hiệu quả và an toàn khi điều trị tái phát cục bộ của ung thư tuyến giáp u nhú
- U phổi
- Chữa thoát vị đĩa đệm.
Những điều kiện để đốt u bằng phương pháp đốt sóng cao tần
Dưới đây sẽ là những điều kiện để đốt u bằng phương pháp đốt sóng cao tần bạn có thể tham khảo như sau:
- Bướu nhân có kích thước khoảng 15mm trở lên.
- Bướu nhân có thể gây đau vùng cổ, chèn ép các cơ quan xung quanh gây khó nuốt, khó nói, gây mất thẩm mỹ.
- Bướu giáp lành tính đã được chẩn đoán qua chọc tế bào bằng kim nhỏ.
Đốt sóng cao tần chống chỉ định cho những bệnh nhân sau:
- Bệnh nhân có chẩn đoán ung thư tuyến giáp.
- Phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú.
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về tim mạch.
- Những bệnh nhân có chẩn đoán liệt dây thành bên đối diện.
Ưu và nhược điểm của đốt sóng cao tần
Dưới đây sẽ là một vài những ưu – nhược điểm chính của đốt sóng cao tần bạn có thể tham khảo như sau:
Ưu điểm đốt sóng cao tần
Đốt sóng cao tần là một phương pháp kỹ thuật cao, không cần phẫu thuật, không rạch da, xâm lấn nên khắc phục được rất nhiều nhược điểm của phương pháp phẫu thuật truyền thống. Ưu điểm đốt sóng cao tần có thể kể đến như:
Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn, quá trình đốt được thực hiện qua một đầu kim rất nhỏ, do đó hoàn toàn không để lại sẹo. Với phẫu thuật truyền thống, bệnh nhân sẽ mang trên cổ một vết sẹo dài, điển hình như u tuyến giáp thường gặp ở phụ nữ nên vấn đề thẩm mỹ cần được quan tâm.
Do không phải rạch da và gây mê nên sau khi đốt sóng cao tần, bệnh nhân chỉ cần nằm nghỉ ngơi, theo dõi khoảng 30 phút đến 1 tiếng là có thể xuất viện mà không phải nằm viện lâu dài, giảm được rất nhiều chi phí nằm viện và công đi lại, chăm sóc của người nhà.
Không uống thuốc: Do chỉ đốt chọn lọc bướu, bảo tồn tối đa khu vực lành nên sau điều trị người bệnh không phải uống thuốc.
Hạn chế được những rủi ro so với phẫu thuật truyền thống như: tai biến biến của gây mê, nhiễm trùng vết mổ, chảy máu trong và sau mổ như phẫu thuật truyền thống, thời gian phục hồi nhanh.
Nhược điểm đốt sóng cao tần
Dưới hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ dùng kim đốt để phá huỷ chính xác từng milimet khối u bằng năng lượng nhiệt từ sóng cao tần. Do đó, đây là phương pháp tối ưu ít để lại biến chứng nhất. Tuy nhiên, đây là kĩ thuật tiên tiến mới đưa vào áp dụng nên chưa được phổ biến rộng rãi, kèm theo đó là chi phí điều trị khá cao.
Bên cạnh đó kỹ thuật đốt sóng cao tần tuyến giáp có thể gây ra một số tác dụng phụ sau phẫu thuật như: Đau vùng cổ, thay đổi giọng nói tạm thời, bỏng da nhẹ,… Tuy nhiên, các tác dụng phụ này là rất hiếm gặp và so với những ưu điểm mà nó sở hữu nên bệnh nhân hoàn toàn không cần lo lắng.
>> Ngụy biện là gì? Các loại hình ngụy biện thường gặp
Lời kết
Qua bài viết trên đây, Xuyên Việt Media đã chia sẻ đến các bạn thông tin về sóng cao tần là gì? Những điều cần biết về đốt sóng cao tần. Nếu còn gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được giải đáp một cách chi tiết và nhanh chóng nhất bạn nhé!