Tagline là gì? Các bước viết Tagline ấn tượng

Tagline là gì

Nếu bạn chưa hiểu rõ Tagline là gì hoặc thường xuyên bị nhầm lẫn với Slogan thì đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây. Ngoài khái niệm Tagline, bài viết còn có nhiều nội dung quan trọng liên quan đến thuật ngữ này.

1. Tagline là gì?

Tagline là một thuật ngữ trong Marketing, người ta thường sử dụng nó nhằm định vị sản phẩm và triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tagline thường là một câu ngắn gọn xuất hiện ở cuối các mẫu quảng cáo, clip giới thiệu doanh nghiệp hay các chiến dịch nơi doanh nghiệp tham gia để tạo ấn tượng khiến khách hàng mục tiêu luôn nhớ tới nhãn hàng.

Tagline là gì
Mục tiêu của Tagline là khiến khách hàng mục tiêu luôn nhớ tới nhãn hàng

2. Tagline ra đời như thế nào?

Câu tagline đầu tiên cho Tom Bodett thực hiện. Ông đang ghi âm một đoạn quảng cáo qua radio Motel 6 những khi đã hoàn tất kịch bản thì vẫn còn dư một ít thời gian.

Để kết thúc trọn vẹn, ông đã ngẫu hứng cho thêm một vài từ. Và câu nói “We’ll leave the light on for you” của ông đã trở thành một cú “hit” với khách hàng. Sau hơn 30 năm, quảng cáo của Motel 6 vẫn nổi tiếng cùng với tagline ngẫu hứng đó của ông.

3. Vai trò của tagline

Đối với doanh nghiệp, tagline có vai trò như một khẩu lệnh định hướng hình ảnh, bản sắc của doanh nghiệp. Đặc biệt, thông qua tagline khách hàng sẽ nhớ đến và giúp khách hàng phân biết được với các đối thủ cạnh tranh.

Tagline giúp doanh nghiệp kết nối cảm xúc với khách hàng, với công chúng. Từ đó, gia tăng độ uy tín cho thương hiệu, xây dựng lòng tin cho khách hàng. Thông qua tagline, những giá trị của doanh nghiệp được truyền tải độc đáo, mới lạ.

4. Một số kiểu tagline phổ biến

Các công ty khác nhau có các mục tiêu tiếp thị khác nhau và muốn định vị mình theo cách khác nhau.

4.1. Tagline mô tả

Cái tên nói lên tất cả, dòng tagline mô tả là dòng giới thiệu đơn giản nhất mô tả sản phẩm thương hiệu, lợi ích và / hoặc lời hứa thương hiệu bằng những từ đơn giản.

VD: Walmart – Save money, Live better. Một ví dụ điển hình khác về khẩu hiệu mô tả là It’s finger-lickin’ good.

4.2. Tagline thúc giục

Các tagline thúc giục thường bắt đầu bằng một động từ khuyến khích khách hàng thực hiện một hành động cụ thể có liên quan đến tầm nhìn, sứ mệnh hoặc đặc tính của thương hiệu.

Tagline là gì
Just do it – tagline nổi tiếng của Nike

VD: Nike – Just do it, Youtube – Broadcast Yourself, Coca-Cola – Open Happiness.

4.3. Tagline so sánh nhất

So sánh nhất là mức độ so sánh cao nhất. “Tốt nhất trong lớp”, “Xuất sắc là thế mạnh của chúng tôi”… là một số ví dụ về các tagline sử dụng so sánh nhất để tự định vị là tốt nhất trong ngành.

VD: Budweiser – The king of beers hay BMW – The ultimate driving machine.

4.4. Tagline khơi gợi

Tagline khơi gợi kích thích tư duy và kích thích. Chúng được tạo ra để khuấy động cảm xúc và khiến bạn dừng lại và suy nghĩ.

Tagline là gì
Impossible is nothing – Tagline của Adidas

VD: Adidas – Impossible is nothing, Under Armour – I will, Dove – You are more beautiful than you think.

4.5. Tagline nghi vấn

Một số thương hiệu sử dụng câu hỏi để hướng dẫn bạn thực hiện một hành động, suy nghĩ theo cách cụ thể hoặc truyền đạt bất kỳ thông điệp nào khác.

The California Milk Processor Board’s Got Milk? là một ví dụ điển hình về tagline nghi vấn.

4.6. Tagline tầm nhìn xa

Các dòng giới thiệu có tầm nhìn xa truyền tải tầm nhìn thương hiệu đến đối tượng mục tiêu.

VD: GE – Imagination at work, Avis – We try harder.

4.7. Tagline cụ thể

Tagline này sử dụng các từ một cách khéo léo để tiết lộ sản phẩm hoặc danh mục kinh doanh của thương hiệu và làm cho nó trở nên đáng nhớ.

Tagline là gì
Tagline của Olay mang tính chất cụ thể

 “Volkswagen’s Drivers wanted” giải thích đầy đủ về loại tagline này. Một ví dụ khác về khẩu hiệu cụ thể là Olay’s Love the skin you’re in.

5. Những câu tagline trở thành thương hiệu

Có thể khẳng định đây là những câu tagline thành công, bởi nhắc đến chúng là người ta sẽ nhớ ngay đến thương hiệu.

  • Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu (Prudential)
  • Nâng niu bàn chân việt (Bitis)
  • Hãy khác biệt (Apple)
  • Khơi nguồn sáng tạo (Trung Nguyên)
  • Thật sự thiên nhiên (TH True Milk)
  • Vị ngon trên từng ngón tay (KFC)
  • Cứ làm đi (Nike)

6. Các bước viết Tagline ấn tượng

Dưới đây là 7 bước cơ bản giúp bạn có được một Tagline hoàn hảo, gây ấn tượng với khách hàng:

Bước 1: Nội dung ngắn gọn, trọng tâm

Người cung cấp thường sẽ nhồi nhét các thông tin để muốn thể hiện với khách hàng trong tagline.

Tuy nhiên, bạn đã biết tagline là gì rồi, nên hãy tỉnh táo và hiểu rõ thương hiệu, cũng như thông điệp mà doanh nghiệp muốn hướng đến khách hàng. Từ đó triển khai thực hiện một cách hiệu quả mà không bị lạc đề, nội dung không phù hợp hay quá ôm đồm.

Tagline là gì
Nội dung của tagline phải ngắn gọn, trọng tâm

Bước 2: Định hướng ý tưởng

Cố gắng phác thảo ý tưởng theo nhiều hướng khác nhau, nhiều tầng suy nghĩ, liệt kê những ý tưởng này thành những nhóm giống nhau để dễ dàng lựa chọn, triển khai.

Bước 3: Free writing

Đóng vai là người mua, người bán,.. để nghĩ ra nhiều ý tưởng hơn. Mỗi ý tưởng bạn phác thoải mái viết chúng ra.

Bước 4: Hoàn thiện bước 1

Hoàn thiện các câu từ những câu đã viết ra ở bước 3. Sử dụng các từ ngữ uyển chuyển hơn.

Bước 5: Cô đọng nội dung

Lựa chọn từ 3 đến 4 câu tagline ấn tượng nhất để người giao nhiệm vụ cho bạn có thể lựa chọn.

Tagline là gì
Cô đọng nội dung để tagline ấn tượng hơn với khách hàng

Bước 6: Chia sẻ

Chia sẻ thành quả của mình cho đồng nghiệp. Họ sẽ cho bạn những feedback khác nhau. Việc của bạn là dựa trên những phản hồi này và trên cơ sở những am hiểu đối với brief, chọn lọc những phản hồi có giá trị nhất để tiến hành điều chỉnh cho phù hợp.

Bước 7: Hoàn thành

Chọn những câu tagline mà bạn ưng ý nhất để trình bày với người giao nhiệm vụ cho bạn.

Tham khảo thêm

Lời kết

Qua bài viết trên chắc chắn bạn đã biết được Tagline là gì. Trong quá trình làm việc, có rất nhiều ý tưởng được đưa ra, song không phải Tagline nào cũng làm nên thành công bởi chạm được đến cảm xúc và gây ấn tượng với người dùng là cả một khoảng cách. Cuối cùng, đừng quên tham khảo Tagline của những thương hiệu nổi tiếng để có thêm kinh nghiệm. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như:  dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *