Trade marketing là gì? Làm gì? Đóng vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?… Nếu bạn đang tìm hiểu những kiến thức thú vị này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.
Trade Marketing là gì?
Trade Marketing là một chuỗi các hoạt động nhằm: tổ chức, xây dựng chiến lược ngành hàng và chiến lược thương hiệu trong hệ thống kênh phân phối. Thông qua sự thấu hiểu người mua hàng (shopper) và khách hàng của công ty (customer) – mà cụ thể là các đối tác phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và các khách hàng trọng điểm, để đạt được các chỉ tiêu về tăng doanh số, thị phần và lợi nhuận không những cho công ty mà còn cho khách hàng.
Nói cách khác, Trade Marketing là hoạt động thương mại hóa chiến lược Marketing, biến các hoạt động Marketing trở thành những hoạt động mang tính chất thương mại. Tức là, bạn đầu tư tiền vào các hoạt động Marketing, thì bạn sẽ thu ngay nguồn tiền về trên thị trường.
Trade Marketing là làm gì?
Trade marketing là một công việc khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay, chính vì vậy nhiều người thường đặt câu hỏi công việc cụ thể của nhân viên trade marketing là gì?
Một nhân viên trade marketing thường sẽ phải làm những công việc sau đây:
- Làm cầu nối giữa nhà sản xuất và khách hàng. Xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
- Tiến hành thu thập thông tin từ các điểm bán lẻ, thị trường nhằm phân tích báo cáo về biến động sản lượng bán ra, xu hướng mua hàng và sử dụng, các kế hoạch trade marketing của đối thủ.
- Xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược marketing dựa trên định hướng phát triển thương hiệu công ty.
- Tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình trưng bày điểm bán, treo gắn vật phẩm quảng cáo… và các chương trình kích hoạt nhãn hàng nhằm đảm bảo sự hiện diện vượt trội của các sản phẩm công ty so với đối thủ cạnh tranh.
- Phối hợp cùng với các bộ phận khác trong công ty và các đối tượng kinh doanh để tối ưu hóa kết quả kinh doanh.
- Lập báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cấp trên.
- Giám sát, đánh giá các hoạt động trưng bày POSM (POSM – là tổng hợp tất cả các vật dụng hỗ trợ cho việc bán hàng tại địa điểm bán lẻ, hội chợ, triển lãm nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu), quảng cáo triển khai theo tiến độ đề ra.
Vai trò của Trade Marketing
Hiểu được Trade Marketing là gì giúp các doanh nghiệp thấy rõ sự cần thiết của việc phải đưa ra những chiến lược phân phối và bán hàng đúng đắn và đồng bộ với những chiến lược tiếp thị nhãn hiệu hiện tại khác mà họ đang thực hiện.
Từ những phân tích, đánh giá về nhu cầu, mong muốn cụ thể của Nhà Bán Lẻ (Retailer) và Khách Mua Hàng (Buyer), doanh nghiệp sẽ thấu hiểu những “khách hàng” này của họ, và biết nên áp dụng những chiến thuật (tactics) hiệu quả nhất cho từng đối tượng khi thực hiện mỗi chiến lược trade marketing (strategy).
75% quyết định mua hàng được thực hiện tại điểm bán, 35% khách hàng sẵn sàng thay đổi lựa chọn của mình dưới các yếu tố tác động trong cửa hàng, hơn 1,000,000 điểm bán được mở ra và ngày càng xuất hiện nhiều loại hình bán lẻ với đòi hỏi cao hơn. Tất cả những con số đó dẫn đến một sự thật không thể chối cãi: Thị trường Việt Nam bây giờ là “thiên thời” để Trade Marketing phát triển.
Đặc biệt, với các mặt hàng có tính cạnh tranh cao như hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), việc nhãn hàng có thể hiện diện ở khắp mọi nơi xung quanh người tiêu dùng một cách hấp dẫn chính là “bảo bối” chiến thắng đối thủ cùng ngành.
Làm Trade Marketer cần có kỹ năng gì?
Một nhân viên Trade Marketer cần phải có những kỹ năng cơ bản sau:
Kỹ năng dự báo, xây dựng chiến lược
Các Trade Marketers cần là những người có khả năng nghiên cứu thị trường và dự báo xu hướng. Thị trường tiêu dùng có nhiều thay đổi dẫn tới xu hướng khách hàng có thị hiểu thay đổi. Do đó, công việc Trade Marketing cần nắm bắt các cơ hội kinh doanh, xây dựng chiến lược dài hạn mang tính khả thi.
Kỹ năng phối hợp và dẫn dắt
Công việc Trade Marketing không thể thực hiện độc lập mà cần phối hợp với các nhóm Marketing và Sale để tác động tới các hoạt động bán hàng, thu hút khách hàng tại điểm bán. Sự phối hợp giữa các đội nhóm này sẽ mang tới sự thành công nhất định cho hoạt động kinh doanh.
Nhạy cảm trước những biến động
Các Trade Marketer đòi hỏi phải có đầu óc thực tế trong kinh doanh cũng như nhạy cảm trước những biến động của thị trường. Hiện nay, các chiến lược trade marketing đều hướng tới đạt được các doanh số kinh doanh nhất định. Do đó, sự nhạy cảm trước các xu hướng kinh doanh là điều không thể thiếu.
Công việc ngành Trade Marketing tương đối thú vị với những nhân sự yêu thích sự mạo hiểm và có tầm nhìn. Đây cũng là ngành có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai, mang tới cho doanh nghiệp những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Tham khảo thêm
- CMO là gì? Vai trò của CMO trong doanh nghiệp
- Client là gì? Bí quyết chiều lòng Client giúp bạn thành công
Lời kết
Trade Marketers là gì? Tóm lại nó là một chuỗi các hoạt động giúp doanh nghiệp nâng cao doanh số, nâng cao sự hài lòng với khách hàng. Công việc này ngày một phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng để phát triển. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…