TCVN là gì? Những điều doanh nghiệp cần biết về TCVN

TCVN là gì

Các tiêu chuẩn về hạn mức cho phép, định lượng, quy cách hay chất lượng sản phẩm được quy định cụ thể tại tiêu chuẩn TCVN. Hiện nay những tiêu chí để xác định những thông số kỹ thuật hoặc tất cả những gì liên quan đến dịch vụ, sản phẩm đều nằm trong tiêu chuẩn này. Một số doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ những tiêu chuẩn này nên việc cung ứng các sản phẩm ra thị trường gặp nhiều khó khăn. Vậy TCVN là gì? Hãy cùng Xuyên Việt Media khám phá bài viết dưới đây nhé! 

Khái niệm về TCVN là gì?

TCVN là tiêu chuẩn Việt Nam (theo Pháp lệnh chất lượng hàng hóa năm 1999), nhưng đến khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ra đời năm 2006 thì tiêu chuẩn Việt nam được chuyển thành Tiêu chuẩn quốc gia và lấy ký hiệu là TCVN. Kể từ đó, TCVN cũng được sử dụng làm tiền tố cho các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.

1. Hệ thống và ký hiệu

  • Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu TCVN
  • Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS)

2. Nguyên tắc và phương thức áp dụng

  • Được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện là chính
  • Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn trở thành bắt buộc khi được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN là tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN là tiêu chuẩn Việt Nam

3. Cơ quan ban hành

Bộ trưởng, thủ quản cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia. Bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ tổ chức thẩm định và dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia

Các tổ chức xây dựng và dự thảo tiêu chuẩn cơ sở:

  • Tổ chức kinh tế
  • Cơ quan nhà nước
  • Đơn vị sự nghiệp
  • Tổ chức xã hội-nghề nghiệp

Được xây dựng bởi các bên liên quan theo  nguyên tắc đồng thuận, các bên liên quan có thể là nhiều dạng tổ chức trong lĩnh vực công hoặc tư nhân. Chứng chỉ quy định đặc tính sản phẩm và yêu cầu kỹ thuật.

4. Căn cứ xây dựng TCVN

TCVN được xây dựng dựa trên một số căn cứ sau đây:

  • Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài
  • Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật
  • Kinh nghiệm thực tiễn
  • Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
TCVN được xây dựng theo nhiều căn cứ
TCVN được xây dựng theo nhiều căn cứ

5. Các loại TCVN

TCVN bao gồm các loại tiêu chuẩn sau:

  • Tiêu chuẩn thuật ngữ
  • Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật
  • Tiêu chuẩn phương pháp thử
  • Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

Những ưu điểm chính của TCVN

Hệ thống TCVN  hiện hành có những ưu điểm chủ yếu sau đây:

  • Hệ thống TCVN đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế xã hội, …
  • Về cơ bản, Hệ thống TCVN đã được xây dựng và phát triển sát thực các đối tượng cần thiết, được bổ sung kịp thời các tiêu chuẩn thuộc các đối tượng theo yêu cầu quản lý cấp bách,…
  • Được soát xét kịp thời để loại ra khỏi Hệ thống các TCVN đã quá lạc hậu hoặc không còn cần thiết hoặc thuộc các đối tượng có thể quản lý dưới dạng các văn bản khác, hoặc cấp khác.
  • Số lượng TCVN hoàn toàn phù hợp hoặc tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài ngày một nhiều hơn. Nếu năm 2000 Việt Nam có 1300 TCVN tương đương với TCQT và TCNN, thì đến hết tháng 12/2006 con số này là 2077.
Hệ thống TCVN được xây dựng và phát triển sát thực các đối tượng cần thiết
Hệ thống TCVN được xây dựng và phát triển sát thực các đối tượng cần thiết

Theo thống kê, đến hết tháng 12/2006 có  2077 TCVN tương đương hoàn toàn với ISO hoặc IEC, CODEX và tiêu chuẩn nước ngoài. Cụ thể như sau: tương đương với ISO: 1429; tương đương với IEC: 136  ; tương đương với CODEX: 41; tương đương với EN: 19; tương đương với ST SEV: 303; tương đương với tiêu chuẩn nước ngoài (BS, AS, ASTM…): 149. (Danh mục các TCVN tương đương với TCQT và TCNN xem phụ lục )

  • Tính đồng bộ các nội dung (loại) tiêu chuẩn được chú trọng.
  • Thủ tục và phương pháp xây dựng TCVN luôn được cải tiến.

Thủ tục xây dựng TCVN đã được cải tiến nhiều lần, lần cuối cùng vào năm 1993 và hiện nay đang áp dụng thủ tục gần giống với thủ tục xây dựng tiêu chuẩn quốc tế ISO.

Từ năm 1994, việc xây dựng tiêu chuẩn được thực hiện theo phương pháp ban kỹ thuật. Phương pháp ban kỹ thuật đem lại những kết quả đáng quan tâm là: thời hạn xây dựng TCVN giảm xuống trung bình còn một năm (trước đây trung bình là 2 năm), chất lượng các TCVN được cải thiện…

Tham khảo thêm bài viết:

Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia TCVN là gì?

Được quy định như sau: số hiệu, năm công bố tiêu chuẩn đứng sau cụm từ viết tắt TCVN và được phân cách bằng dấu hai chấm.

Nếu TCVN trùng với tiêu chuẩn quốc tế, thì ký hiệu gồm ký hiệu TCVN và ký hiệu tiêu chuẩn quốc tế được đặt trong dấu ngoặc đơn đặt cách nhau bằng một khoảng trắng.

TCVN 111:2006 (ISO 15:1998) có ý nghĩa như sau: ký hiệu của tiêu chuẩn quốc gia có số hiệu 111 được ban hành vào năm 1998 và xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15:1998.

Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia được phân ra bằng nhiều loại
Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia được phân ra bằng nhiều loại

Lời kết

Trên đây là bài viết nhằm giúp cho quý doanh nghiệp sẽ hiểu rõ được TCVN là gì? Hy vọng với những thông tin Xuyên Việt Media cung cấp đến để bạn sẽ hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn Việt Nam và những thông tin liên quan nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *