Tại Mỹ thì thuật ngữ “thương hiệu” được dùng trong thời buổi hiện nay có nguồn gốc từ dấu sắt nung in trên mình gia súc thả rông để đánh dấu quyền sở hữu của người chủ đối với đàn gia súc. Tại Việt Nam, thuật ngữ này mới xuất hiện trong khoảng thời kỳ đổi mới với tên đánh giấu thương hiệu riêng của một cá nhân hay tập đoàn của mình. Vậy thương hiệu là gì? Và khái niệm ra sao thì click ngay bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin hữu ích nhé.
Thương hiệu là gì?
Hiện nay được gọi là từ “thương” trong “thương hiệu” được biết đến rộng rãi với ý nghĩa liên quan đến thương mại. Tuy nhiên về theo Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm, nguồn gốc tiếng Hán của từ này có nghĩa là “san sẻ, bàn tính, đắn đo cùng nhau”, một nét nghĩa có lẽ phù hợp hơn với giá trị của thương hiệu đối với doanh nghiệp.
Để giải thích kỹ hơn về thương hiệu, hãy thử nghĩ tới bạn bè xung quanh và những mối quan hệ công việc mà bạn có. Nếu họ có chút gì đó giống với các mối quan hệ quen biết của tôi, thì bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi nhận ra rằng, tất cả họ đều khác nhau, mỗi người có những nét tính cách riêng, đó là chưa kể đến đặc điểm khác biệt về ngoại hình. Và cũng như tôi, có lẽ bạn cũng đã tạo dựng mối quan hệ với từng người trong số đó theo những cách thức khác nhau.
Thương hiệu cũng rất giống với những người quen mà bạn vừa nghĩ đến rât uy tín và đảm bảo chất lượng nhất định. Đằng sau mỗi logo là một thói quen hành xử mà bạn thấy có thể chấp nhận được hay thậm chí bạn rất ưa thích. Giống như các mối quan hệ, thương hiệu thường trở nên đáng ưa trong mắt bạn chỉ khi chúng phù hợp tương ứng với nhu cầu trong cuộc sống của bạn và giữ được điều đó nhất quán cùng với thời gian.
Quá trình hình thành thương hiệu như thế nào?
Để một thương hiệu lớn mạnh và được nhiều khách hàng quan tâm thì thương hiệu đó cũng phải trải qua nhiều đoạn khác nhau. Và quá trình hình thành một thương hiệu bất kì thường gồm 4 giai đoạn sau.
Giai đoạn 1 : Hình thành thương hiệu
Giai đoạn đầu tiên rất quan trọng đó là sự hình thành thương hiệu. Thương hiệu không phải là một sản phẩm hay dịch vụ, mà là tượng trưng cho lời cam kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Lời cam kết có thể mang tính thực tế (như một chiếc áo trắng sạch do sử dụng OMO) hoặc có thể thiên về tình cảm. Giai đoạn này là giai đoạn doanh nghiệp quan trọng bắt đầu hình thành những sản phẩm , giá trị mang lại cho khách hàng.
Giai đoạn 2 : Nhận diện thương hiệu
Doanh nghiệp cần phải làm những gì để giúp khách hàng có được một ấn tượng tốt đẹp về thương hiệu cũng như giúp cho thương hiệu tìm được một chỗ đứng trong lòng khách hàng và sản phẩm đạt chất lượng cao?
Thương hiệu đi vào lòng người tiêu dùng qua một trong hai con đường sau: lý trí hoặc tình cảm và đánh sâu vào tâm lý khách hàng.
- Lý trí thường các khách hàng thường quan tâm đến lợi ích về tính năng của sản phẩm như màu sắc, kiểu dáng, giá cả, chất lượng và dịch vụ mang lại như thế nào.
- Tình cảm : Các đối tượng khách hàng này thấy có sự đồng cảm trong đó .Việc nhận diện thương hiệu bằng tình cảm hay còn gọi là cảm xúc giúp cho sức lan tỏa của thương hiệu nhanh hơn, hiệu quả hơn và còn người thường hay đưa ra lựa chọn bằng cảm xúc.
Chú ý việc xây dựng thương hiệu bằng tình cảm sẽ hay gặp rủi ro, nếu mình xây dựng thành công thì khách hàng sẽ chấp nhận nhanh chóng, nếu mình xây dựng không thành công và gặp một số rủi ro nào đó thì sẽ bị khách hàng từ chối ngay và khó có thể xây dựng được lại hình ảnh. Nên cần phải cẩn thận khi xây dựng thương hiệu bằng cảm xúc.
Giai đoạn 3 : Trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng
Giai đoạn này khách hàng lúc nào cũng mong muốn thương hiệu mình chọn thể hiện sự am hiểu và sáng suốt trong lựa chọn. Thương hiệu giữ vai trò là biểu tượng cho chất lượng và sự bảo đảm, giúp đơn giản hoá các quyết định mua hàng nhanh chóng . Nếu khách hàng nhận biết được thương hiệu thì họ có thể nắm bắt được giá trị và hiểu các quyền lợi mà thương hiệu mang lại .
- Trải nghiệm của khách hàng khi mua hàng sẽ ảnh hưởng bởi các yếu tố như màu sắc , hình ảnh sản phẩm, giá cả, nhân viên bán hàng.
- Thương hiệu có vai trò gì trong việc quyết định mua , đứng trước hai sản phẩm giống nhau, giá thành bằng nhau thì khách hàng sẽ có thói quen chọn thương hiệu họ biết tới, mặc dù họ chưa sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó bao giờ. Khách hàng sẽ dành niềm tin để trải nghiệm sản phẩm của thương hiệu đó xem có đúng như thương hiệu đó nói không.
Giai đoạn 4 : Hoạt động quảng bá thương hiệu.
- Truyền thông thương hiệu là vai trò lớn trong việc phát triển thương hiệu dài lâu. Mỗi doanh nghiệp đều sẽ có những phương pháp tạo dựng hình ảnh, dấu ấn và thương hiệu riêng để khẳng định uy tín đồng thời đem lại riêng biệt về sản phẩm của mình để nó dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Các doanh nghiệp hiện nay thường định vị sản phẩm và quảng bá sản phẩm của mình bằng nhiều phương thức khác nhau: kênh quảng cáo, kênh truyền thông (PR), chính sách giá,… với mục tiêu chủ yếu là định vị thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng.
- Vai trò chính của các hoạt động truyền thông thương hiệu là giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc truyền tải các thông điệp của mình đến khách hàng, đưa sản phẩm của doanh nghiệp đi vào nhận thức của họ một cách tự nhiên và khiến cho khách hàng nhớ thương hiệu doanh nghiệp nhanh chóng.
Tham khảo thêm:
- Thông cáo báo chí là gì? Vai trò và làm sao để có thông cáo hiệu quả nhất
- CPL là gì? Khái niệm và lĩnh vực phù hợp với quảng cáo CPL
Lời kết:
Bên trên bài viết là khái niệm và định nghĩa về thương hiệu là gì rất bỏ ích cho bạn đọc biết thêm nhiều thông tin. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…
Dịch vụ viết bài chuẩn SEO
Dịch vụ chăm sóc website
Dịch vụ đi backlink
Dịch vụ SEO tổng thể
Đăng báo điện tử
Chăm sóc Fanpage