USP là gì? Cách tạo một Unique Selling Point tối ưu

USP là gì?

Giữa hàng ngàn đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đâu là chỗ đứng dành cho một doanh nghiệp có thể tồn tại? Để có một vị thế vững chắc, doanh nghiệp cần làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh hay USP chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển. Vậy cụ thể hơn USP là gì? Có cách nào để tìm ra USP giúp doanh nghiệp thành công? Xuyên Việt Media sẽ tiết lộ cho bạn đọc qua bài viết sau đây, đừng bỏ lỡ nhé!

Khái niệm USP là gì?

USP là viết tắt của cụm từ Unique Selling Point, tạm dịch là điểm bán hàng độc nhất. Đây là một yếu tố giúp phân biệt sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. USP có thể là giá thấp nhất, chất lượng cao nhất, sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường…

Một cách hiểu đơn giản khác, USP có thể được coi là những đặc điểm chỉ có ở doanh nghiệp của bạn mà đối thủ cạnh tranh thì không. Sử dụng USP chính là một công cụ marketing tuyệt vời để khẳng định vị trí sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời giúp nâng cao nâng cao doanh số bán của bạn.

Xác định một USP là sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược thương hiệu. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tăng cường truyền thông để khách hàng nhận biết được lợi điểm độc nhất, thúc đẩy quyết định lựa chọn mua hàng của doanh nghiệp nhanh hơn.  

Lợi điểm bán hàng độc nhất – Unique Selling Point (hay Unique Selling Proposition) – USP là một khái niệm trong tiếp thị, chỉ ưu thế bền vững của một thương hiệu hay sản phẩm được xác định với mục đích tạo sự khác biệt rõ rệt, khiến khách hàng quyết định chọn thương hiệu/sản phẩm này thay vì thương hiệu/sản phẩm khác.

USP là gì?
Tìm hiểu tổng quan USP là gì?

THÔNG TIN THÊM: Dịch vụ quản trị Website trọn gói theo tháng

Tầm quan trọng của USP với doanh nghiệp/thương hiệu

Việc xác định một USP của doanh nghiệp/thương hiệu mang lại ý nghĩa rất lớn. Có thể kể đến những vai trò quan trọng của USP như sau:

Xem thêm:  Nguồn lực là gì? Những nguồn lực nào quan trọng với doanh nghiệp?

Giúp thương hiệu nổi bật, dễ nhận biết

Lợi điểm bán hàng độc nhất USP giúp doanh nghiệp không bị “pha trộn”, mập mờ trong mắt khách hàng. Nó chính là trọng tâm khiến khách hàng cân nhắc lựa chọn thương hiệu của doanh nghiệp mình hay đối thủ. 

Việc không xác định rõ ràng USP sẽ khiến cho hành vi mua sắm của khách hàng trở lên thoáng hơn. Vì đơn giản, giữa những cái không có điểm khác biệt thì chọn cái nào cũng được. Hay khi đặt 1 sản phẩm không có gì nổi bật bên cạnh 1 sản phẩm có USP, đương nhiên sự chú ý sẽ đổ dồn về cái có USP. Như vậy, nếu không có USP, doanh nghiệp rất dễ bị khách hàng bỏ rơi. 

Tăng mức độ lòng trung thành của khách hàng

Khi doanh nghiệp xác định được USP và biến USP thành những giá trị thực sự tốt đẹp dành cho khách hàng, họ sẽ có xu hướng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp lặp lại nhiều lần. Do vậy, xây dựng một USP tốt có thể tạo ra sự trung thành của khách hàng với thương hiệu và doanh nghiệp.

Tối đa hóa doanh thu

Thực tế cho thấy rằng, khả năng chi trả của những người tiêu dùng thông minh cho những nhu cầu mà họ coi là tốt nhất và phù hợp nhất là rất lớn. Nhờ đó, USP sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giúp doanh nghiệp “lấy được tiền” từ túi khách hàng hiệu quả hơn.  

Nâng cao vị thế, uy tín của doanh nghiệp

Một khi đã xác định USP và nỗ lực xây dựng nó hiệu quả, đáp ứng mong đợi của khách hàng, doanh nghiệp sẽ chiến thắng đối thủ và nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ càng gia tăng được niềm tin với khách hàng hiện tại và tăng mức độ uy tín với khách hàng tiềm năng.

USP là gì?
USP chính là giải pháp giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật giữa hàng trăm đối thủ

XEM NGAY: UX là gì?

Tổng hợp 3 bước để khám phá USP giúp tối ưu hóa doanh thu

Để có thể khám phá ra lợi điểm độc nhất USP, doanh nghiệp cần thực hiện 3 bước dưới đây:

Đặt bản thân doanh nghiệp vào vị trí của khách hàng

Bạn đừng bao giờ quên tôn chỉ của marketing hiện đại là “Bán cái khách hàng cần chứ không bán cái mình có”. Đương nhiên, điều này không đánh đồng với việc lừa dối khách hàng về những đặc điểm không có thật của sản phẩm. 

Xem thêm:  Citation là gì? Cách tạo Citation hiệu quả cho SEO

Cho dù sản phẩm của bạn có tốt đến đâu thì cũng đừng quên rằng nhu cầu của khách hàng mới là điều quan trọng nhất. Hãy theo dõi tình hình kinh doanh hàng ngày và xem xét kỹ lưỡng những mong muốn thực sự của khách hàng để từ đó chọn ra USP.

Thấu hiểu khách hàng

Để xác định được USP giúp quá trình tiếp thị hiệu quả đòi hỏi bạn phải là một nhà tâm lý học thực thụ. Càng thấu hiểu được khách hàng bao nhiêu, bạn càng biết rõ cách để tạo động lực và thúc đẩy khách hàng bấy nhiêu.

Việc thấu hiểu khách hàng không đơn thuần chỉ là cách phân tích truyền thống mà nó là sự tổng hợp của các yếu tố nhân khẩu học như: tuổi tác, giới tính, thu nhập, vị trí địa lý, sở thích, thói quen, động cơ mua hàng… 

Tìm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mà đối thủ không có

Mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh đều cần xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình. Khi điểm yếu là thứ khiến doanh nghiệp phải chấp nhận thì tại sao lại không lựa chọn điểm mạnh để phát huy hơn nữa?

Đừng vội nản lòng khi thấy sản phẩm của doanh nghiệp không có điều gì nổi trội và trên thị trường có đầy các mặt hàng tương tự. Nếu không phải là chất lượng, tính năng của sản phẩm, bạn hoàn toàn có thể cải thiện phong cách phục vụ, chương trình chăm sóc hậu mãi với khách hàng… Dù chỉ là một sự quan tâm nhỏ cũng sẽ khiến khách hàng ấn tượng hơn và tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình với doanh nghiệp rồi. 

Nếu vẫn chưa biết điểm mạnh yếu của mình ở đâu, bạn có thể thực hiện các cuộc khảo sát với những khách hàng vừa có trải nghiệm mua sắm với doanh nghiệp bạn. Hãy thật sự lắng nghe, tiếp thu ý kiến của họ để từ đó thay đổi, chọn ra USP hợp lý nhất. 

BẠN CÓ ĐANG TÌM KIẾM: Dịch vụ Content SEO Website giá tốt nhất hiện nay

3 ví dụ về các USP nổi bật của các thương hiệu

Nếu bạn còn quá mông lông về những kiến thức trên thì hãy theo dõi ngay 3 ví dụ về các USP thành công của các thương hiệu lớn sau:

USP của Domino’S Pizza

Domino’S Pizza với slogan “Bạn nhận được pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn. Nếu không, bạn sẽ nhận miễn phí nó”. Dù là một khẩu hiệu khá dài tuy nhiên nó vẫn được coi là một USP rõ ràng cho thương hiệu này. 

Bởi nó cho khách hàng cảm nhận được sự tin tưởng tuyệt đối vào cam kết mà thương hiệu đã đưa ra. Một sự đảm bảo về chất lượng cũng như thời gian giao hàng tuyệt vời cho mọi thực khách. 

Xem thêm:  Internship là gì? Cần làm gì để Internship thành công?

Dù vậy, khá đáng tiếc khi USP nhanh chóng phải xác định lại khi có một số shipper vì để đảm bảo sự giao pizza nhanh chóng đã xảy ra tai nạn. Đây cũng là một bài học cho các doanh nghiệp khác khi chọn USP cần tính toán thật kỹ càng hoặc cần có sự thay đổi cho phù hợp nhất.

USP là gì?
USP của Domino’S Pizza

ĐỪNG BỎ QUA: Performance Marketing là gì

USP với các sản phẩm công nghệ của Apple

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết đến những món đồ công nghệ phổ biến của Apple như: Macbook, Iphone, Ipad, Ipod, Iwatch, Itunes… Sản phẩm tuyệt vời cùng sự khác biệt của nó đã chiếm trọn trái tim của những người đam mê công nghệ.

Apple luôn hiểu rằng cạnh tranh về giá sẽ khiến doanh nghiệp đi vào ngõ cụt. Bới chi phí cho việc đổi mới công nghệ là không hề thấp. Bởi vậy, Apple luôn lựa chọn USP là các yếu tố công nghệ cho từng sản phẩm của mình như: Hệ điều hành IOS riêng biệt, tính bảo mật cao, sự đổi mới công nghệ liên tục… Nhờ đó, Apple luôn nhận được lòng trung thành tuyệt đối lớn của khách hàng và tự tin khẳng định mình là một thương hiệu cao cấp. 

USP của thương hiệu socola M&Ms

“Socola sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn” là slogan được M&Ms lựa chọn. Đây là một ví dụ điển hình về cách chọn USP kỳ quặc để thu hút sự quan tâm từ khách hàng. 

Trên thực tế, khi khách hàng cầm những viên socola thông thường, chúng sẽ nhanh chóng bị chảy nước. Dù vậy, socola của M&Ms lại không. Bởi mỗi viên socola bên trong đều được bọc bởi 1 lớp vỏ ngoài màu sắc, khó tan hơn. Thương hiệu này chọn USP như vậy bởi họ thấy, nó là một lợi ích có ý nghĩa đối với khách hàng tiềm năng. Và thực sự USP này đã hiệu quả. 

USP là gì?
USP của thương hiệu socola M&Ms

Kết luận

Như vậy, trên đây là những thông tin giải thích về USP là gì Xuyên Việt Media tổng hợp. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về một khái niệm mới trong marketing. Đừng quên ghé thăm Xuyên Việt Media thường xuyên để học hỏi thêm nhiều điều hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *