Web 2.0 là gì? Vai trò quan trọng của web 2.0

Web 2.0 là gì

Chắc hẳn, với những người dùng mạng Internet đã không còn quá xa lạ với thuật ngữ web 2.0. Tuy nhiên, với những người không am hiểu kiến thức về ngành lập trình có lẽ sẽ không hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy web 2.0 là gì? Tầm quan trọng của web 2.0 đối với người dùng. Cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu thông tin ngay dưới bài viết sau đây. 

Web 2.0 là gì? 

Web 2.0 đầu tiên được sử dụng bởi Dale Dougherty, phó chủ tịch O’Reilly Media, đưa ra trong hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất cũng do O’Reilly Media và Media Live International tổ chức vào tháng 10/2004. Tuy nhiên trong hội thảo này, Dale Dougherty không hề đưa ra bất cứ khái niệm để định nghĩa cho Web 2.0 mà chỉ đưa ra các ví dụ cụ thể so sánh sự khác biệt giữa Web 1.0 và Web 2.0. Tiếp theo đó, chủ tịch của O’reilly Media, Tim OReilly đã đưa ra 7 tính năng đặc trưng của Web 2.0 như sau:

  • Web có vai trò nền tảng, có khả năng chạy trên mọi ứng dụng.
  • Tập hợp trí tuệ cộng đồng thông qua Internet.
  • Dữ liệu đóng vai trò then chốt chủ đạo.
  • Phần mềm được cung cấp bởi các dạng dịch vụ website và được cập nhật liên tục.
  • Phát triển ứng dụng web dễ dàng và nhanh chóng.
  • Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị.
  • Giao diện ứng dụng đa dạng và phong phú.
Web 2.0 đưa ra trong hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất vào tháng 10/2004
Web 2.0 đưa ra trong hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất vào tháng 10/2004

Trong giai đoạn đầu Web 2.0 tập trung vào yếu tố công nghệ, nhấn mạnh các nền tảng ứng dụng. Nhưng đến lần hội thảo thứ hai về Web 2.0 vào tháng 10/2005 thì được nhấn mạnh yếu tố sâu xa hơn chính là yếu tố cộng đồng. Theo thực tế hiện nay, ứng dụng trên web là thành phần quan trọng của Web 2.0, hàng loạt công nghệ mới phát triển nhằm giúp cho các ứng dụng trên web hoạt động mạnh hơn, nhanh hơn, dễ dàng sử dụng. Đây là những yếu tố thực tế để làm nền tảng của Web 2.0 hiện nay. Công nghệ Web 2.0 vẫn đang phát triển nhưng các thành phần cơ bản bao gồm: phần mềm máy chủ, cơ chế cung cấp nội dung, giao thức truyền thông, trình duyệt, ứng dụng.

Hướng phát triển đầu tiên cũng như quan trọng nhất hướng đến web 2.0 chính là cơ chế cung cấp nội dung tin bài, sử dụng các giao thức chuẩn hóa giúp cho người dùng sử dụng thông tin theo cách của mình, khả năng tùy biến thông tin theo phương thức riêng. Có rất nhiều giao thức được phát triển để cung cấp nội dung hiện nay như RSS, RDS, Atom sử dụng ngôn ngữ XML, ngoài ra còn có FOAF, XFN là các giao thức đặc biệt giúp mở rộng tính năng của website hoặc cho phép người dùng tương tác.

>> Tiêu chuẩn GMP là gì? Phân loại tiêu chuẩn GMP

Lợi ích khi sử dụng web 2.0 là gì?  

Bên cạnh những tính năng nổi trội nói trên thì nền tảng web 2.0 cũng mang lại rất nhiều những lợi ích nhất định cho các nhà phát triển và người sử dụng. Cụ thể là:

  • Web 2.0 giúp người dùng có thể dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận với thông tin mọi lúc mọi nơi với khả năng chạy trên mọi ứng dụng web.
  • Giúp doanh nghiệp tiếp cận và thu hút được lượng lớn khách hàng truy cập với phần nội dung được viết một cách hấp dẫn và thú vị. Từ đó việc quảng bá các sản phẩm, dịch vụ trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
  • Kho giao diện đa dạng, phong phú, phù hợp với thị yếu khách hàng và mọi loại hình sản phẩm, dịch vụ, giúp người dùng thích thú khi truy cập web.
  • Khả năng chạy trên nhiều thiết bị khác nhau mang lại trải nghiệm tốt hơn và thú vị hơn cho người sử dụng.

Những nền tảng tạo nên web 2.0 là gì? 

Dưới đây là một số những công nghệ tạo nên web 2.0 mà bạn không thể bỏ qua trong suốt hành trình tìm hiểu web 2.0 là gì.

HTML, trình duyệt và CSS 

Khi bạn truy cập vào web thông qua trình duyệt thì web server sẽ gửi đến một trang web bằng HTML. Nhiệm vụ của trình duyệt chính là tiếp nhận, dịch trang và hiển thị web trên cửa sổ trình duyệt.

CSS được sử dụng với mục đích hiển thị trên Internet Explorer phiên bản 3.0. Và từ các phiên bản tiếp theo, Internet Explorer hoàn toàn thống trị được trình duyệt web cho đến năm 2012.

HTML, trình duyệt và CSS có nhiệm vụ tiếp nhận, dịch trang và hiển thị web
HTML, trình duyệt và CSS có nhiệm vụ tiếp nhận, dịch trang và hiển thị web

Client-side scripting 

Client-side scripting được tích hợp vào các trang web để thực hiện việc trao đổi giữa trình duyệt người dùng và server, đồng thời thực hiện các hành động với web khi bạn mở web trên trình duyệt.

Nhờ đó mà người dùng có thể tương tác với nhiều thứ hơn và đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng hơn mà không bị giới hạn về đường link. Đây cũng chính là mục tiêu chủ lực của nhiều trang web.

Client-side scripting thực hiện việc trao đổi giữa trình duyệt người dùng và server
Client-side scripting thực hiện việc trao đổi giữa trình duyệt người dùng và server

Web application 

Các nhà phát triển sẽ tích hợp dịch vụ của mình trên web nhiều hơn khi người dùng dành nhiều thời gian hơn cho việc truy cập web. Vì vậy mà các web application được xây dựng để có thể chạy được hoàn toàn trên nhiều nền tảng web và nhiều loại thiết bị. Ngoài ra, nó còn một lợi thế nữa là khả năng triển khai, cập nhật chương trình và các tính năng mới, vượt trội hơn nhiều với những app truyền thống.

Web application xây dựng để có thể chạy được hoàn toàn trên nhiều nền tảng web 
Web application xây dựng để có thể chạy được hoàn toàn trên nhiều nền tảng web

>> CSM là gì? Phân biệt sự khác nhau CSM và AM

Lời kết

Qua đó có thể thấy, sự phát triển của web 2.0 đã đánh dấu một sự kiện mới trong lĩnh vực công nghệ. Hy vọng những chia sẻ của Xuyên Việt Media giúp bạn hiểu rõ hơn web 2.0 là gì và vai trò của công nghệ này. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi. 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *