BPO là công việc hot đang cần nhân lực cao và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Khi sử dụng dịch vụ này sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều thời gian tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Vậy BPO là gì? Để rõ khái niệm thuật ngữ trong kinh doanh này bạn đọc xem ngay thông tin dưới bài viết cùng Xuyên Việt Media.
BPO là gì?
BPO có tên đầy đủ là Business Process Outsourcing, đây là một thuật ngữ dùng để chỉ việc thuê ngoài đối tác cung cấp các dịch vụ quản lý, chăm sóc khách hàng,… Dịch vụ này sẽ giúp một doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn cho các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Có thể hiểu BPO chính là việc ủy thác thác dịch vụ kinh doanh. Bản chất những ngành được liệt vào danh sách BPO là những ngành cần nhiều nhân lực nhưng không cần trình độ quá cao để thực hiện các công việc như nhân viên tổng đài, nhập liệu… Vì vậy, những quốc gia đông dân khu vực Châu Á là điểm nhấn cho hoạt động BPO trên thế giới. Nơi được coi là phát triển rực rỡ nhất của BPO là Philippines với dân số khá đông, nguồn lao động có trình độ cao.
Xem thêm:
Công việc chính của BPO là gì?
Các công ty BPO ở Việt Nam sẽ tham gia vào 2 lĩnh vực hoạt động chính của công ty đó là front-office và back-office. Đối với front office, BPO sẽ tham gia vào các quy trình hoạt động kinh doanh phục vụ khách hàng hoặc có liên quan đến khách hàng. Cụ thể là: dịch vụ quan hệ khách hàng, marketing, sales,…
Đối với back-office, BPO có thể hỗ trợ là: Quản lý nhân sự, kế toán kiểm toán, dịch vụ CNTT, xử lý thanh toán, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trên thị trường có một số công ty thuê ngoài sẽ hoạt động chuyên về một chức năng cụ thể, ví dụ như: chuyên quản lý nhân sự, chuyên quản lý dòng tiền hoặc chuyên hỗ trợ tư vấn bán hàng…
Cụ thể, các công việc mà công ty Business Process Outsourcing sẽ hỗ trợ khách hàng là:
- Quản lý tài chính và kế toán: BPO có thể giúp các công ty xử lý các nhiệm vụ như quản lý tài khoản, thanh toán, hạch toán, báo cáo tài chính và thuế.
- Quản lý tài sản: Hỗ trợ quản lý các tài sản vật chất và tài sản trí tuệ của các công ty.
- Quản lý hồ sơ nhân viên: Giúp các công ty quản lý hồ sơ nhân viên, bao gồm đăng ký, quản lý lương, quản lý giấy tờ tùy thân và các nhiệm vụ liên quan khác.
- Hỗ trợ khách hàng: Giúp các doanh nghiệp hỗ trợ khách hàng thông qua các kênh liên lạc như email, điện thoại hoặc trò chuyện trực tuyến.
- Quản lý chuỗi cung ứng: Nhân viên BPO có thể giúp các công ty quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm đặt hàng, lập lịch sản xuất, quản lý kho và giao hàng.
Xem thêm:
Cơ hội và rủi ro của BPO là gì?
BPO mang đến nhiều lợi ích cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro mà các doanh nghiệp cần phải chú ý như sau:
Về lợi ích, cơ hội
Những lợi ích của BPO thường mang lại khi sử dụng dịch vụ này có thể kể đến cụ thể gồm:
- Lợi ích về tài chính.
- Hợp đồng BPO có thể cung cấp khả năng sửa đổi các cách thức thực hiện quy trình kinh doanh thuê ngoài, cho phép các công ty phản ứng nhanh hơn với sự thay đổi động lực, nhu cầu của thị trường.
- Chất lượng cao hơn và hiệu suất tốt hơn bởi vì các quy trình kinh doanh là hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ, các nhà cung cấp BPO có một “vị trí tốt” để hoàn thành công việc với độ chính xác, hiệu quả và tốc độ cao hơn.
- BPO cho phép một tổ chức tập trung nhiều nguồn lực hơn vào các hoạt động giúp phân biệt nó trên thị trường.
- Mở rộng phạm vi kinh doanh.
Về rủi ro
Bên cạnh những cơ hội mang lại thì BPO cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng nói đến như sau:
- Vi phạm an ninh mạng: kết nối công nghệ giữa công ty tuyển dụng và nhà cung cấp BPO tạo ra một điểm xâm nhập khác cho các tác nhân xấu, vì các tổ chức thường cần chia sẻ dữ liệu bảo mật và được quản lý với các nhà cung cấp dịch vụ của họ.
- Nhiều yêu cầu tuân thủ quy định: các tổ chức phải đảm bảo các BPO mà tổ chức thuê phải tuân thủ các luật mà doanh nghiệp phải tuân theo và các nhà cung cấp cũng phải tuân thủ các quy tắc đang chi phối công việc thuê ngoài của tổ chức.
- Chi phí không lường trước hoặc cao hơn: các tổ chức có thể đánh giá thấp khối lượng công việc cần phải hoàn thành, điều này có thể dẫn đến chi phí cao hơn dự kiến.
- Những thách thức trong mối quan hệ: các tổ chức có thể đối mặt với các vấn đề giao tiếp với các nhà cung cấp thuê ngoài của họ hoặc họ có thể nhận thấy rằng có những rào cản trong văn hóa làm việc.
- Phụ thuộc quá nhiều vào nhà cung cấp bên ngoài: tổ chức phải quản lý các mối quan hệ với BPO để đảm bảo các mục tiêu được đáp ứng với chi phí đã thỏa thuận.
- Tăng khả năng bị gián đoạn: Khi các BPO gặp các vấn đề rủi ro như tài chính, bất ổn địa chính trị, thiên tai… Các tổ chức phải xem xét và đưa ra các chiến lược và giải pháp khiến mọi thứ dễ bị gián đoạn.
Lời kết
Qua bài viết tổng hợp sẽ giúp bạn đọc nhận định rõ hơn về BPO là gì rồi. Đây là công việc mang đến nhiều tiềm năng phát triển khi nhu cầu về nhân lực ngày càng cao. Nếu yêu thích công việc này bạn hãy trau dồi những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một BPO chuyên nghiệp nhé.