Chi phí chìm là gì: Khái niệm và đặc điểm

chi-phi-chim-la-gi

Trong kinh doanh, có lẽ, bạn đã từng nghe qua về chi phí chìm. Vậy khái niệm chi phí chìm là gì, nó có ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển của doanh nghiệp? Dưới đây là những kiến thức cơ bản nhất về chi phí chìm mà bạn nên tham khảo qua.

Chi phí chìm là gì?

chi-phi-chim-la-gi
Chi phí chìm là gì?

Chi phí chìm – tiếng Anh là sunk cost, nó được biết là khoản chi phí được thanh toán và không thể phục hồi lại. Trong các lĩnh vực kinh doanh, chi phí chìm là mức chi phí gần như đã bị mất hẳn hoàn toàn sau khi đầu tư và tái đầu tư, không giúp ích cho việc hoàn vốn. 

Với những hoạt động của doanh nghiệp, chi phí chìm được biết là khoản chi phát sinh từ những quyết định sai lầm trong quá khứ của doanh nghiệp đó. Và doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí này cho dù lựa chọn bất cứ phương án nào. Khi lựa chọn các phương án khác nhau, chi phí chìm sẽ không được xem xét. 

Đặc điểm của chi phí chìm

nhung-dac-diem-chung-cua-chi-phi-chim
Những đặc điểm của chi phí chìm

Chi phí chìm có những đặc điểm cơ bản như sau:

  • Chi phí chìm không được xem là thông tin thích hợp với việc ra quyết định bởi vì chi phí chìm là các loại chi phí phát sinh đã được chi ra. 
  • Chi phí này là chi phí không thể tránh, bởi tất cả các loại chi phí rủi ro đều sẽ trở thành chi phí chìm. 
  • Chi phí chìm thuộc vào loại chi phí không thể kiểm soát được. Loại chi phí này, các nhà quản trị sẽ không thể dự đoán 1 cách chính xác về những mức phát sinh của nó trong kỳ. Bởi không có đủ thẩm quyền để ra quyết định.

Nắm rõ những đặc điểm của chi phí chìm sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ bản chất, biết cách kiểm soát loại chi phí này. Đồng thời cũng sẽ dễ dàng có được những quyết định đúng đắn hơn khi quản lý doanh nghiệp, tài chính

So sánh chi phí chìm và chi phí cơ hội

so-sanh-chi-phi-chim-va-chi-phi-co-hoi
So sánh chi phí chìm và chi phí cơ hội

Trong doanh nghiệp, chi phí chìm và chi phí cơ hội được biết là 2 loại phí quen thuộc, nó phục vụ cho việc đưa ra các quyết định tài chính. Tuy nhiên, 2 loại chi phí này có những điểm khác biệt nhau cơ bản, cụ thể như sau:

  • Là chi phí cho kế toán, có thể được ghi nhận trong sổ sách tuy nhiên chi phí cơ hội lại không phải là chi phí kế toán. 
  • Chi phí chìm dễ dàng được ghi nhận trên sổ sách nên có thể dễ dàng kiểm chứng. Với chi phí cơ hội thì không thể hiện trong các khoản chi vì thế không thể ghi lại. 
  • Về mức độ ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư thì hầu như chi phí chìm bị loại bỏ khi xem xét. Bởi chi phí này trong quá khứ và không thể thu hồi được. Về chi phí cơ hội sẽ được dựa vào để đưa ra quyết định đầu tư. 
  • Về cách thức đo lường: Thông thường chi phí chìm được đo trong lịch sử hoặc chi phí đã trả. Còn chi phí cơ hội đo lường dưới khả năng tốt nhất đã bị bỏ qua. 
  • Về ứng dụng thực tiễn thì chi phí chìm có thật nhưng lại không được tính đến, phải loại ra khi tính toán. Còn chi phí cơ hội được sử dụng rộng rãi. 

Cách giảm bớt chi phí chìm

phuong-phap-giam-bot-chi-phi-chim
Phương pháp giảm bớt chi phí chìm

Các loại chi phí đem đến rủi ro cho doanh nghiệp cần sự cân nhắc. Chi phí chìm không thích hợp và luôn bị loại bỏ, không góp phần vào việc đưa ra quyết định. Vì thế, trong quản trị, hoạt động kinh doanh cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm bớt chi phí chìm. Dưới đây là những cách đơn giản nhất để giảm bớt chi phí các doanh nghiệp cần biết:

  • Trước tiên cần phải cân nhắc, xem xét và lên kế hoạch chi phí, hay các vấn đề phát sinh trước khi đưa ra quyết định chi tiêu. 
  • Tiếp theo là đánh giá thường xuyên chi phí chìm bằng các biểu mẫu. Cách làm này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể nhận diện chi phí chìm, và có hướng xử lý nhanh chóng hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, tránh được những quyết định từ chối. 
  • Tiếp đến là việc giám sát hoạt động doanh nghiệp để có thể ngăn chặn sự phát triển của chi phí chìm. Ngăn chặn sự phát triển của chi phí chìm kịp thời qua giám sát thường xuyên là cách mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nghiêm túc thực hiện. 
  • Việc giám sát thường xuyên chi phí chìm sẽ giúp mọi người nhận thức sự ảnh hưởng của chi phí chìm đối với những quyết định liên quan khác. 

Xem thêm: Nguồn lực là gì

Trên đây là những thông tin cơ bản về chi phí chìm mà bạn có thể tham khảo qua. Hy vọng những kiến thức chia sẻ trên của Xuyên Việt media sẽ giúp bạn có thể hình dung được về chi phí chìm và cách kiểm soát tốt nhất. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *