So sánh sự khác nhau giữa chiến lược kéo và đẩy

chiến lược kéo và đẩy

Trong lĩnh vực Marketing, chiến lược kéo và đẩy là hai khái niệm phổ biến được dùng để thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá. Cách áp dụng hai chiến lược này phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh của từng doanh nghiệp. Vậy để hiểu rõ hơn về hai chiến lược kéo – đẩy, cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu thông tin ngay dưới bài viết này nhé. 

Sự khác nhau giữa chiến lược kéo và đẩy là gì? 

Sự khác biệt lớn giữa hai chiến lược kéo và đẩy nằm ở phương thức tiếp cận khách hàng. Trong khi chiến lược kéo tập trung vào việc thu hút người tiêu dùng, khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ thì chiến lược đẩy lại thúc đẩy sản phẩm đến khách hàng. Ngoài ra, sự khác nhau giữa hai chiến lược này còn được thể hiện ở 4 đặc điểm như sau.

Về chiến lược thực hiện

Chiến lược kéo giúp cho khách hàng dễ dàng tìm thấy doanh nghiệp hơn. Trọng tâm của chiến lược đó là nâng cao khả năng hiển thị thương hiệu, thu hút khách hàng sau đó chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. Hình thức quảng cáo được triển khai đó là triển khai nội dung trên website. 

Với chiến lược đẩy, doanh nghiệp sẽ tìm mọi cách để đưa sản phẩm đến tay khách hàng thông qua một số kênh như quảng cáo truyền hình, in, gửi thư trực tiếp hay đài phát thanh…

Chiến lược kéo và đẩy khác nhau về cách thức thực hiện
Chiến lược kéo và đẩy khác nhau về cách thức thực hiện

>> Xem thêm:

Về phương thức phân phối

Chiến lược kéo phụ thuộc vào hệ thống website của doanh nghiệp. Nội dung được xây dựng để hướng khách hàng thực hiện thao tác trên trang như đăng ký, để lại thông tin, điền form biểu mẫu…

Chiến lược đẩy thường bắt đầu triển khai ở các kênh Marketing ngoại tuyến ví dụ như gửi bưu thiếp. Chiến lược này sẽ hướng khách hàng đến một vị trí cụ thể, website hay số điện thoại hotline.

Chiến lược kéo phụ thuộc vào website trong chiến lược đẩy dùng Marketing
Chiến lược kéo phụ thuộc vào website trong chiến lược đẩy dùng Marketing

Về tính ứng dụng

Sự khác nhau giữa chiến lược kéo và đẩy trong tính ứng dụng sẽ được diễn tả thông qua ví dụ như sau: Hình thức quảng cáo in ấn và SEO website. Cụ thể: 

  • Chiến lược kéo: Thay vì chạy quảng cáo mất tiền trên các trang tạp chí, doanh nghiệp có thể triển khai SEO website nhằm đưa các từ khóa bán hàng, chuyển đổi liên quan đến sản phẩm, dịch vụ lên top công cụ tìm kiếm. Khách hàng thông qua truy vấn và tìm thấy website của doanh nghiệp và thực hiện thao tác đặt hàng trên web hoặc gọi điện thoại đến hotline.
  • Chiến lược đẩy: Với chiến lược Marketing đẩy, mọi người triển khai quảng cáo bài viết về tính năng sản phẩm trên các trang tạp chí. Khách hàng tiềm năng có thể thông qua website hay số điện thoại để có thể gọi điện đặt hàng.
Tính ứng dụng của chiến lược kéo và đẩy cũng khác nhau
Tính ứng dụng của chiến lược kéo và đẩy cũng khác nhau

Về khả năng tương tác

  • Chiến lược kéo: Mức độ tương tác của khách hàng là rất cao bởi vì họ là những người đang có nhu cầu rất lớn về sản phẩm, dịch vụ mà không cần doanh nghiệp phải tác động quá nhiều để thúc đẩy. Tuy nhiên đây lại là một chiến lược dài hạn và đòi hỏi nội dung thông tin phải tập trung vào nhóm khách hàng tiềm năng.
  • Chiến lược đẩy: Chiến lược này chỉ hoạt động thành công nếu như thực hiện đúng cách. Với hình thức như gửi thư trực tiếp, nếu doanh nghiệp biết cá nhân hóa hoạt động này thông qua dữ liệu khách hàng thu thập được sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy mình đặc biệt hơn.
Chiến lược kéo cho khả năng tương tác cao hơn so với chiến lược đẩy
Chiến lược kéo cho khả năng tương tác cao hơn so với chiến lược đẩy

Ưu – nhược điểm của hai chiến lược kéo và đẩy là gì? 

Có thể nói, chiến lược kéo và đẩy giữ vị trí quan trọng khi thực hiện chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Ưu và nhược điểm của hai chiến lược này đó là: 

Ưu điểm của chiến lược Kéo

  • Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
  • Thanh toán ngay lập tức khi khách hàng không có phương tiện tín dụng và thanh toán trực tuyến hoặc tại cửa hàng lúc thanh toán.
  • Biên lợi nhuận lớn hơn khi không cần chiết khấu.
  • Khách hàng có thể tạo ra các ý tưởng để phát triển sản phẩm mới.
  • Lý tưởng cho các sản phẩm có giá cao cấp.

>> Xem thêm: 

Nhược điểm của Chiến lược Kéo

  • Yêu cầu quản trị nội bộ cao hơn để thực hiện các đơn đặt hàng của khách hàng.
  • Nhiều đơn đặt hàng nhỏ hơn và một lần.
Chiến lược kéo và đẩy có những ưu và nhược điểm riêng biệt
Chiến lược kéo và đẩy có những ưu và nhược điểm riêng biệt

Ưu điểm của Chiến lược Đẩy

  • Hữu ích cho các nhà sản xuất tìm kiếm nhà phân phối để quảng bá sản phẩm.
  • Hữu ích cho những người sản xuất hoặc những người bán các mặt hàng có giá trị thấp như một nhà phân phối, những người có khả năng đặt các mặt hàng số lượng lớn.
  • Tạo ra sự xuất hiện của sản phẩm trong các môi trường bán lẻ lớn tiềm năng.
  • Cách tốt để thử nghiệm các sản phẩm mới trên thị trường.

Nhược điểm của Chiến lược Đẩy

  • Nhà phân phối có thể cung cấp các sản phẩm thay thế (rẻ hơn, giao hàng nhanh hơn) khi sản phẩm của bạn đã đạt được nhu cầu của thị trường.
  • Các nhà phân phối có thể không tổ chức một hợp đồng chính thức, do đó, không đảm bảo các đơn đặt hàng thường xuyên.
  • Các nhà phân phối có thể yêu cầu đóng góp tài chính để thúc đẩy.
  • Các nhà phân phối có thể yêu cầu giá thấp hơn để phù hợp với chiến dịch khuyến mại của họ.
  • Các nhà phân phối có thể thiết lập sự phụ thuộc và sau đó yêu cầu giảm giá
  • Các nhà phân phối có thể yêu cầu các điều khoản tín dụng dài.

Lời kết

Thông qua bài viết này, Xuyên Việt Media đã chia sẻ đến bạn những kiến thức hữu ích về chiến lược đẩy và kéo. Hy vọng rằng qua đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và áp dụng từng chiến lược sao cho hiệu quả tối đa nhất. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *