Lợi nhuận ròng được xem là thước đo sự thành công của doanh nghiệp. Đây cũng là số liệu quan trọng để phân tích tình hình tài chính. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ công thức tính lợi nhuận ròng chính xác. Thấu hiểu vấn đề này, Xuyên Việt Media xin chia sẻ một số thông tin sau. Cùng theo dõi nhé!
Vì sao phải tính lợi nhuận ròng?
Lợi nhuận ròng còn được biết đến là lãi thuần, lãi ròng hay thu nhập ròng. Đây là số tiền còn lại sau khi bạn đã thanh toán tất cả các khoản lãi suất, chi phí, thuế và cổ tức ưu đãi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng thu được từ các hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chúng được tính dựa trên sự chênh lệch giữa chi phí hoạt động với doanh thu kinh doanh, trong đó đã bao gồm dịch vụ tiêu thụ và giá sản phẩm.
Công thức tính lợi nhuận ròng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Cụ thể:
Tác động tới công việc nội bộ của công ty
Hiểu đơn giản, lợi nhuận ròng là số tiền cuối mà cổ đông hoặc người sở hữu công ty được sử dụng. Nó cho thấy tình hình kinh doanh của công ty có tốt hay không.
Đối với các công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên, lợi nhuận ròng còn là cơ sở xem xét việc thay đổi nhân sự công ty.
Dùng cho việc đầu tư và nghiên cứu
Muốn đánh giá công ty có hoạt động tốt hay không, các nhà phân tích sẽ dựa vào phần tỷ lệ lãi thuần trên tổng số doanh thu. Nếu tỷ lệ lãi ròng càng lớn càng chứng minh công ty ngày một phát triển. Từ đó tạo lòng tin cho mọi người tham gia đầu tư nhiều hơn.
Giúp công ty vay vốn dễ dàng
Biết rõ công thức tính lợi nhuận ròng sẽ cho bạn biết chính xác số tiền công ty sở hữu bao nhiêu. Ngân hàng dựa vào khoản đó để làm cơ sở và quyết định xem có nên cho doanh nghiệp tiếp tục vay vốn không.
Có thể bạn chưa biết: Chiến lược kinh doanh là gì?
Công thức tính lợi nhuận ròng chi tiết bạn cần biết
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế TNDN
Trong đó:
– Tổng doanh thu = Giá bán x số lượng hàng hóa
– Tổng chi phí hoạt động: thường chiếm khoảng 30%
– Thuế giá trị gia tăng: 10%
– Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):
- 20% đối với doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỷ/năm.
- 22% đối với doanh nghiệp có doanh thu trên 20 tỷ/năm.
- 32% – 50% đối với doanh nghiệp có hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.
- 50% đối với doanh nghiệp có hoạt động thăm dò, tìm kiếm và khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm.
Dựa vào công thức tính lợi nhuận trên, các chuyên gia kinh tế đã tìm được cách tính lợi nhuận ròng nhanh và chính xác hơn. Đó là bạn chỉ cần lấy 0.48 nhân với tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Ví dụ: Tổng doanh thu của doanh nghiệp A là 500 triệu đồng.
Lợi nhuận ròng = 0.48 x 500 = 240 triệu đồng
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp
Từ công thức tính lợi nhuận ròng ở trên, chúng ta dễ dàng thấy được có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số này. Trong đó, các yếu tố chiếm tỷ lệ cao gồm:
Giá gốc của sản phẩm hoặc nguyên vật liệu
Giá đầu vào của sản phẩm (doanh nghiệp thương mại) và nguyên vật liệu (doanh nghiệp sản xuất) là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới lãi ròng.
Nghĩa là giá đầu vào càng thấp thì doanh nghiệp sẽ thu được càng nhiều lợi nhuận ròng và ngược lại. Vì thế, mỗi công ty cần chọn lựa nhà cung cấp có giá cạnh tranh. Tuy nhiên đừng vì mãi chạy theo giá mà bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm kém chất lượng sẽ khiến doanh nghiệp mất uy tín. Dù giá đầu vào có thấp đến đâu cũng không thể cứu nỗi sụt giảm doanh thu đầu ra.
Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Các chi phí hoạt động của doanh nghiệp như: quản lý, nhân công, chi phí sản xuất chung…đều tác động tới lãi ròng. Tức là lãi ròng càng thấp nếu chi phí hoạt động càng cao và ngược lại.
Doanh nghiệp không chỉ chú trọng vào việc tăng doanh thu mà cần cân nhắc tối ưu chi phí hoạt động trong phạm vi cho phép.
Xem thêm: Thị phần là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp đóng cho Nhà nước
Tuy thuế thu nhập của doanh nghiệp tỷ lệ nghịch với lãi ròng, nhưng các công ty không thể quyết định tự tăng giảm theo ý muốn. Bởi vì nó đã được quy định cụ thể trong điều luật quản lý thuế.
Vậy nên muốn tăng lãi thuần, các công ty cần tập trung thay đổi hai yếu tố đã nhắc đến ở trên. Đồng thời áp dụng thêm các biện pháp khác như: mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, đào tạo tay nghề cho nhân công…
Các dịch vụ hot tại Xuyên Việt Media:
Kết luận
Lợi nhuận ròng ở mỗi thời điểm, ngành nghề và doanh nghiệp khác nhau sẽ không giống nhau.
Hi vọng những chia sẻ của Xuyên Việt Media về công thức tính lợi nhuận ròng trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn tình hình phát triển của công ty. Từ đó có thể đưa ra những quyết định đầu tư chính xác và thông minh. Chúc bạn sớm thành công!