Đặc khu kinh tế là mô hình phát triển kinh tế được nhiều quốc gia áp dụng. Đây được xem như một chiến lược, sự đầu tư nhằm xây dựng sự phồn vinh trên đấu trường quốc tế. Trong những năm gần đây, chính phú đã tích cực huy động vốn đầu tư vào các khu kinh tế tiềm năng, nhằm phát triển kinh tế đa lĩnh vực. Vậy đặc khu kinh tế là gì? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Đặc khu kinh tế là gì?
Đặc khu kinh tế tên gọi (tiếng Anh: Special Economic Zones – SEZ) là các khu vực kinh tế được thành lập trong một quốc gia với mục đích thu hút đầu tư trong và ngoài nước. bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt.
Thuật ngữ đặc khu kinh tế được sử dụng để nói về các khu vực kinh tế tại đó, các công ty không bị đánh thuế hoặc bị đánh thuế nhẹ nhằm khuyến khích hoạt động kinh tế.
Đặc khu kinh tế được xác định riêng bởi từng quốc gia. Theo Ngân hàng thế giới năm 2008, đặc khu kinh tế là “khu vực giới hạn về mặt địa lý, thường được đảm bảo về mặt vật lý (có rào chắn); có quản lý hoặc người điều hành, và được nhận các lợi ích dựa trên vị trí thực tế trong khu vực (lợi lích miễn thuế, thủ tục đơn giản hóa).
Các đặc khu kinh tế SEZ xuất hiện từ cuối những năm 1950 tại các nước công nghiệp. Đầu tiên là ở sân bay Shannon ở Clare, Ireland.
Tùy theo quốc gia, thuật ngữ đặc khu kinh tế có thể có những tên gọi khác nhau như:
- Khu thương mại tự do (FTZ)
- Khu chế xuất (EPZ)
- Khu kinh tế tự do (FZ)
- Khu công nghiệp (IE)
- Cảng tự do (Free ports)
Các lợi ích của đặc khu kinh tế là gì?
Lợi thế chính của các đặc khu kinh tế (SEZ) có thể được tóm tắt là thúc đẩy công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế thông qua tăng trưởng bền vững. Bên cạnh đó, đặc khu kinh tế xuất hiện còn giúp giảm được chi phí xuất nhập khẩu, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường mục tiêu.
Luật đặc khu kinh tế là gì?
Dự thảo luật đặc khu kinh tế do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam chủ trì xây dựng (gọi tắt là Dự thảo Luật Đặc Khu).
Dự thảo Luật Đặc khu đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ học thứ 4 (tháng 10/2017), được tiếp thu chỉnh lí và trình tiếp vào kì họp thứ 5.
Các đặc khu kinh tế trên thế giới
Đặc khu là gì? Có vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế hiện nay. Nhằm tạo động lực phát triển các vị trí tiềm năng trở thành khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực. Trên thế giới hiện nay, có trên 4300 khu tinh tế tự do tại hơn 140 quốc gia đáp ứng đúng các nhu cầu hiện đại và tiên tiến nhất.
Đặc khu kinh tế Việt Nam
Ba đặc khu kinh tế của Việt Nam bao gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc dự kiến sẽ tạo nên một sức hút cực lớn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Theo ước tính của Bộ Tài chính, ba đề án đặc khu kinh tế cần khoảng 70 tỉ USD (khoảng 1,57 triệu tỉ đồng), Vân Đồn cần 270 nghìn tỉ (2018-2030), Bắc Vân Phong 400 nghìn tỉ (2019-2025), và Phú Quốc 900 nghìn tỉ (2016-2030).
Đặc khu kinh tế Phú Quốc – Kiên Giang
Theo quy hoạch tổng thể tới năm 2030 sửa đổi, Phú Quốc sẽ có 3 khu đô thị lớn, 15 khu du lịch sinh thái, 2 khu du lịch phức hợp và 5 sân gold. Dự kiến, Phú Quốc sẽ trở thành đặc khu kinh tế vào năm 2020.
Đặc khu kinh tế Vân Đồn – Quảng Ninh
Đặc khu kinh tế Vân Đồn là một khu kinh tế ở miền Bắc Việt Nam được thành lập vào năm 2007 với mục tiêu trở thành một trung tâm sinh thái biển đảo chất lượng cao và dịch vụ cao cấp, đồng thời là trung tâm hàng không, đầu mối giao thương quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh.
Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong – Khánh Hòa
Đặc khu Bắc Vân Phong được thành lập năm 2006 với mục tiêu trở thành mộ hạt nhân tăng trưởng kinh tế, trung tâm đô thị – công nghiệp – dịch vụ – du lịch của khu vực Nam Trung Bộ.
Đây là một đặc khu kinh tế tổng hợp lấy khu cảng trung chuyển container quốc tế làm chủ đạo. Có một khu phi thuế quan và một khu thế quan ngăn cách nhau bằng tường rào.
Những vấn đề cơ bản trong dự thảo luật đặc khu kinh tế
Mặc dù chưa được thông qua, tuy nhiên, để hiểu rõ hơn luật đặc khu kinh tế là gì, ta có thể khái quát các vấn đề cơ bản được quy định tại dự thảo luật đặc khu kinh tế. Theo đó, dự thảo Luật đặc khu kinh tế được chia thành 5 chương tương ứng với các vấn đề cụ thể:
Chương I: những quy định chung
Chương II: quy hoạch đặc khu
Chương III: Cơ chế chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế – xã hội tại đặc khu
Chương IV: tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan khác của nhà nước ở đặc khu
Chương V: nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương ở tỉnh đối với đặc khu.
Tham khảo thêm:
Lời kết:
Bên trên bài viết là những thông tin bổ ích về Đặc khu kinh tế là gì và Tìm hiểu những đặc khu kinh tế của Việt Nam là những lưu ý bạn cần phải nắm rõ. Còn gì thắc mắc hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp. Chúc bạn thành công và có thật nhiều sức khỏe. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…