Trong quá trình xây dựng website, các nhà quản trị web sẽ phải thường xuyên đánh giá để định hướng phát triển web tốt nhất. Và để đánh giá đúng và chính xác thì họ cần phân tích các số liệu về web thông qua công cụ hỗ trợ, cụ thể là Google Analytics. Vậy bạn đã hiểu Google Analytics là gì và những chỉ số cần nắm bắt nào chưa? Hãy đồng hành cùng Xuyên Việt Media trong bài viết sau đây để giúp SEO web tối ưu hơn nhé!
Google Analytics là gì?
Google Analytics là một công cụ trực tuyến miễn phí dành cho các nhà quản trị website hay các nhà quảng cáo có thể theo dõi những số liệu quan trọng liên quan đến website của mình trên Google. Thông qua các số liệu đó, các nhà quản trị có thể phân tích, đánh giá tình trạng của website cụ thể. Các con số này đều được Google Analytics đảm bảo tính chính xác cao.
Cơ chế hoạt động của Google Analytics là thu thập các thông tin về số lượt truy cập traffic của người dùng, các hành vi và sự chuyển đổi diễn ra trên web thông qua các mã JavaScript được gắn vào website và những cookie do người dùng tạo ra khi truy cập vào trang web.
Nhờ vậy, Google Analytics có thể ghi nhận tất cả những hành động của người dùng từ lúc họ bắt đầu truy cập cho đến khi rời khỏi website đó. Ngoài ra, nó còn có khả năng tương thích tốt với nhiều công cụ, nền tảng khác như: Google Adwords, Blogger và cả Youtube…
XEM THÊM: Conversion rate là gì?
Các chức năng hỗ trợ cơ bản của google analytics
Không phải ngẫu nhiên mà Google Analytics đánh giá cao và coi trọng việc sử dụng nó như vậy. Bởi nó rất hữu ích trong việc SEO web. Cụ thể, công cụ này hỗ trợ các chức năng cơ bản sau đây:
Thống kê traffic theo khung thời gian thực
Tính năng đặc biệt này cho phép các nhà quản trị website biết rõ lượng truy cập traffic ngay tại thời điểm kiểm tra. Thông qua thống kê này, bạn sẽ đánh giá được thời điểm có lượng truy cập cao nhất trong ngày. Từ đó, bạn sẽ lên kế hoạch triển khai đăng bài và phối hợp các hoạt động marketing khác cho hợp lý.
Thu thập thông tin về thiết bị, ngôn ngữ của người dùng
Đây là tính năng của Google Analytics giúp bạn biết được người dùng đã tìm đến website của bạn thông qua những kênh nào. Bạn sẽ nắm được họ tìm đến website thông qua công cụ tìm kiếm Google, qua link liên kết từ website hay bất kỳ một nền tảng nào khác. Những thông tin này sẽ giúp bạn điều chỉnh kênh quảng cáo với chiến lược nội dung giúp tối ưu web tốt hơn.
Ngoài ra, bạn còn biết được thiết bị mà người dùng sử dụng để truy cập website. Ví dụ như thông qua hệ điều hành, thiết bị sẽ biết được nó thuộc dạng di động hay cố định. Qua đó, những người xây dựng web sẽ thiết kế website nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng.
Theo dõi thói quen của người sử dụng website
Một tính năng khác của Google Analytics chính là theo dõi và phản ánh một cách chính xác thói quen của người dùng khi truy cập vào website. Bạn sẽ biết được họ truy cập vào website trong thời gian trung bình là bao lâu (dwell time), những bài viết nào có lượt xem nhiều nhất, mức độ thoát trang web…
Phân tích chi tiết đối tượng truy cập theo nhân khẩu học
Google Analytics không chỉ thu thập tổng số lượt truy cập hay thoát web mà nó còn phân tích chi tiết đối tượng người dùng. Thông thường là các số liệu về nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, sở thích, vị trí địa lý… được thu thập nhờ cookies hoặc định vị từ máy chủ.
TIN HỮU ÍCH: Google My Business là gì?
Hướng dẫn cách đăng ký Google Analytics giao diện mới
Với một công cụ hữu ích như Google Analytics thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua. Vậy cách đăng ký sử dụng công cụ này như thế nào? Dưới đây là hướng dẫn đăng ký Google Analytics phiên bản 2021 cập nhật nhất dành cho bạn:
- Bước 1: Bạn truy cập đường link: https://analytics.google.com/analytics/web/provision/#/provision
- Bước 2: Nhấn chọn “Bắt đầu đo lường” ngay chính giữa giao diện. Sau đó khai báo những thông tin cần thiết và chọn “Tiếp theo”.
- Bước 3: Chuyển sang bước “Thiết lập thuộc tính” và bạn tiếp tục khai báo “Tên thuộc tính, Múi giờ, Đơn vị tiền tệ” và chọn “Tiếp theo”.
- Bước 4: Sau khi khai báo đầy đủ thông tin doanh nghiệp, tiếp tục chọn “Tạo” và xác nhận các điều khoản của Google Analytics đặt ra.
- Bước 5: Cuối cùng chọn “Tôi chấp nhận” là bạn đã hoàn thành việc đăng ký tài khoản Google Analytics.
Lưu ý: Trong trường hợp bạn đã sở hữu một tài khoản Google Analytics trước đó thì bạn bỏ qua bước trên và chỉ cần nhấn tạo những thuộc tính mới ở danh mục quản trị và khai báo các thông tin được yêu cầu.
BẠN CÓ ĐANG TÌM KIẾM: Dịch vụ Content Seo cho Web trọn gói
Những chỉ số chính cần theo dõi trên Google Analytics
Để nắm rõ hơn về các số liệu phân tích của Google Analytics, bạn nên tham khảo ngay 9 chỉ số chính của công cụ này bao gồm:
Tỷ lệ chuyển đổi những khách mới
Chỉ số này cho phép bạn nhận thấy sự khác nhau trong việc tương tác giữa người dùng lần đầu truy cập và những người quay trở lại tương tác trên website.
Từ đó bạn biết được những gì khách hàng cảm nhận khi lần đầu tiên vào trang web và bạn sẽ điều chỉnh lại tính khả dụng của website và giúp nó trở nên thân thiện hơn với người dùng hơn. Nhờ vậy, tỷ lệ chuyển đổi người dùng web thành khách hàng của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên.
Nguồn các lượt truy cập
Thông thường, các lượt truy cập (hay còn gọi là traffic) đến từ 3 nguồn chính bao gồm:
- Khách truy cập trực tiếp qua link URL: Người dùng sẽ gõ chính xác tên link URL của website trên thanh tìm kiếm của trình duyệt.
- Khách tìm kiếm thông tin qua từ khóa: Người dùng truy cập website của bạn thông qua các từ khóa, câu hỏi tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm
- Khách truy cập web từ những nguồn khác: Người dùng sẽ truy cập website của bạn thông qua đường link được gắn trên một bài viết, trên trang web khác hay trên các mạng xã hội…
Cả 3 nguồn trên đều quan trọng. Tuy nhiên, giữa chúng sẽ có sự khác biệt về mức độ chuyển đổi. Vì vậy, bạn cần tính toán số lượng traffic từ mỗi nguồn này và ra quyết định điều chỉnh website. Đặc biệt là khi bạn thuê dịch vụ SEO website tại các Agency thì việc theo dõi nguồn truy cập lại càng quan trọng.
Tỷ lệ chuyển đổi của những khách hàng cũ quay trở lại (Page/Sessions)
Dựa vào chỉ số này để giúp bạn biết được lý do khách hàng cũ quay trở lại tìm kiếm thông tin trên web. Ngoài ra, bạn còn xem họ đã chuyển đổi mua hàng trong lần đầu chưa? Nếu chưa thì bạn cần làm cách nào để khiến họ thành khách hàng nhanh chóng hơn. Ví dụ như đưa ra các gợi ý khuyến mãi, quà tặng.
Giá trị mỗi lần truy cập
Chỉ số thứ 4 gắn liền với lượt tương tác của người dùng trong mỗi lượt truy cập website. Họ có thể để lại bình luận, nhận tư vấn mua hàng, đặt hàng hoặc chia sẻ bài viết. Các nhà quản trị web cần kích thích và khuyến khích họ tạo thêm nhiều giá trị bằng các hình thức khác nhau.
Tỷ lệ thoát khỏi trang web
Tỷ lệ này được hiểu là khoảng thời gian một người dùng bắt đầu truy cập website đến khi họ hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào và thoát khỏi trang. Tỉ lệ này ở mức cao có thể là do trang tải quá lâu, quy trình thanh toán quá phức tạp hoặc thiết kế web chưa thực sự thân thiện với người dùng. Nhiệm vụ của doanh nghiệp chính là phải giảm thiểu tỷ lệ thoát trang này.
Chi phí cho một chuyển đổi
Đây được coi là chỉ số quan trọng nhất mà bất cứ ai sử dụng Google Analytics cần phải theo dõi. Bạn phải đặc biệt lưu ý không để chỉ số này ở mức quá cao trong khi bạn cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trên trang web. Nếu chi phí cho mỗi chuyển đổi và tỷ lệ chuyển đổi đều cao, thì lợi nhuận của bạn sẽ bị hạ thấp, thậm chí là bị lỗ.
THÔNG TIN THÊM: Dịch vụ quản trị Website chuyên nghiệp giá tiết kiệm
Lượt thoát trang
Khách hàng thường có thói quen thoát từ trang thứ 2 hoặc trang thứ 3 trong mỗi lần truy cập. Để có thể tối đa các chuyển đổi, bạn cần phải tìm hiểu sâu về việc người dùng thoát trang tại giai đoạn nào trong quy trình sử dụng của họ. Từ đó, lên điều chỉnh cho hành trình chuyển đổi của khách hàng hiệu quả hơn.
Số lần xem trang web
Số lần xem trang thể hiện tần suất khách truy cập thành công vào các nội dung trên website của bạn. Khi số trang được xem cao đồng nghĩa với nội dung trên trang đó có giá trị và chất lượng. Không những thế nó còn có thể phản ánh rằng người dùng không thể tìm được nội dung họ mong muốn trên trang web của bạn. Bạn nên kết hợp phân tích thêm các dữ liệu khác để có thể biết được nguyên nhân sự biến động của chỉ số này.
Thời gian trung bình mỗi lượt khách truy cập website
Chỉ số thứ 9 của Google Analytics này có liên quan trực tiếp đến độ tương quan của website đến người dùng của bạn. Trang web của bạn càng liên quan đến nhu cầu của người dùng bao nhiêu, thì họ càng ở lại và sử dụng trang web này lâu bấy nhiêu.
Hướng dẫn cách sử dụng Google Analytics
Kết luận
Như vậy những thông tin về Aoogle Analytics là gì đã được abc tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc qua bài viết trên đây. Nếu muốn tìm hiểu kỹ về công cụ hữu ích này thì bạn hãy đọc thêm thật nhiều kiến thức chuyên sâu khác. Đừng quên truy cập Xuyên Việt Media thường xuyên để bổ sung những điều đáng học hỏi về marketing nhé!