Hiệu ứng 3D âm thanh là gì? Hoạt động ra sao?

hiệu ứng 3d

Hiệu ứng 3D hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là phim ảnh và âm nhạc. Hiệu ứng âm thanh 3D nhận về đánh giá cao bởi tính sống động, chất lượng âm thanh tuyệt hảo cho người nghe. Nếu bạn chưa hiểu rõ khái niệm và cách mà âm thanh 3D hoạt động thì đọc bài viết này nhé. Xuyên Việt Media đã tổng hợp thông tin chi tiết để bạn có cái nhìn tổng quát nhất.

Đôi nét về hiệu ứng 3D âm thanh 

Âm thanh 3D là dạng hiệu ứng lập thể có tên gọi chính thức là Auro 3D. Hiệu ứng âm thanh này tạo ra trải nghiệm tốt cho người nghe bởi tính sống động, đang lạc vào thế giới bên trong phim ảnh. 

Hiệu ứng âm thanh 3D có ứng dụng khá tốt trong các lĩnh vực âm thanh như phát thanh radio hay các kỹ thuật âm thanh thực nghiệm. Chắc hẳn bạn không mấy xa lạ với các video ASMR – Autonomous Sensory Meridian Response Community. Các video dạng này đều sử dụng âm thanh 3D để người xem thư thái đầu óc. 

Âm thanh hiệu ứng 3D tạo ra trải nghiệm tốt cho người nghe bởi sự sống động
Âm thanh hiệu ứng 3D tạo ra trải nghiệm tốt cho người nghe bởi sự sống động

>> Dịch Vụ Viết Bài SEO

Nguồn gốc của hiệu ứng 3D âm thanh 

Clement Ader là một kỹ sư người Pháp thế kỷ 19 – Đây là cha đẻ tạo ra âm thanh có hiệu ứng 3D. Năm 1881 Ader giới thiệu thiết bị Theatrophone, một hệ thống truyền âm dạng điện thoại để phát thanh một buổi hòa nhạc Opera ở Paris. Các cặp micro thu âm được thiết kế tại vị trí phía trước sân khấu, từ trái sang phải.

Tín hiệu âm thanh từ buổi hòa nhạc sẽ truyền qua các đầu thu điện thoại để phát đến người nghe. Nhờ vào cặp thiết bị nhận tín hiệu, người nghe có thể thưởng thức vở nhạc kịch giống như đang ngồi ở các hàng ghế trước.

Hiệu ứng âm thanh 3D đã xuất hiện từ năm 1881 nhờ vào Clement Ader
Hiệu ứng âm thanh 3D đã xuất hiện từ năm 1881 nhờ vào Clement Ader

Lịch sử phát triển của âm thanh hiệu ứng 3D 

Đến năm 1933, AT&T Bell Laboratories giới thiệu hiệu ứng âm thanh 3D tại Chicago World’s Fair. Thời điểm đó các kỹ sư đã sử dụng một hình nộm cơ khí mang tên Oscar và micro thu âm gắn ở hai bên má phía trước tai. Oscar được đặt trong phòng kín để thu âm và người nghe phía ngoài dùng các thiết bị nhận tín hiệu để nghe thấy chính xác âm thanh mà hình nộm tiếp nhận. Kỹ thuật này cũng giống như cách mà Ader đã làm, tuy nhiên chất lượng âm thanh nhận được cả hai phát minh này đều khá tệ.

Cách hoạt động của âm thanh hiệu ứng 3D 

Khi thu âm âm thanh, bạn phải có một số lượng loa nhất định. Trong đó loa trung tâm sẽ thu hết lời thoại từ vị trí chính giữa màn hình. Các loa bên trái và phải sẽ thu và phát âm nhạc, hiệu ứng âm thanh cùng một số lời thoại xuất hiện ngoài lề tại các góc ở gần bên phải và bên trái.

Tiếp theo bạn cần đặt hai loa hai bên, có vị trí hơi cao hơn so với khu vực ngồi nghe. Sau đó cung cấp các âm thanh môi trường phù hợp để tạo hiệu ứng âm thanh vòm. Cuối cùng, một chiếc loa siêu trầm được sử dụng để tái tạo các thanh âm có tần số thấp và siêu thấp được sử dụng trong bộ phim. Ví dụ như tiếng bước chân, tiếng gầm của động cơ… Đây là cách hoạt động của âm thanh hiệu ứng 3D một cách thủ công mà bạn nên áp dụng. 

Cách hoạt động của hiệu ứng âm thanh 3D  
Cách hoạt động của hiệu ứng âm thanh 3D

>> Dịch Vụ Quản Trị Website

Ưu và nhược điểm của âm thanh hiệu ứng 3D

Hiệu ứng âm thanh này sở hữu nhiều ưu điểm và nhược điểm, do đó trước khi thử nghiệm bạn nên tìm hiểu trước để tránh “thất vọng”. Cụ thể chúng tôi đã tổng hợp chi tiết dưới đây để bạn dễ đọc: 

Ưu điểm

  • Âm thanh 3D giúp cho người dùng có trải nghiệm âm thanh bao quanh mọi không gian. 
  • Âm thanh 3D đã tạo ra không gian âm thanh vòm đầy chất lượng, mang tới cảm giác chân thực, sống động. 

Nhược điểm

  • Đa số những thiết bị điện tử, công nghệ gia dụng không có hỗ trợ âm thanh 3D hiện nay.
  • Bạn có thể mua tai nghe có âm thanh 3D, tuy nhiên không phải tất cả các thiết bị đều có tích hợp công nghệ và khả năng tương thích với âm thanh 3D.
  • Những thiết bị phát âm thanh 3D đều có giá thành cao.

>> Hiệu ứng Morph

Một số điều đặc biệt về âm thanh hiệu ứng 3D 

Để bạn hiểu rõ về chất lượng âm thanh 3D, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại một số yếu tố đặc biệt của hiệu ứng này. Cụ thể hiệu ứng 3D mang tới trải nghiệm khác biệt so với âm thanh vòm là vì: 

  • Điểm quan trọng của các dòng loa sử dụng âm thanh 3D phải có các kênh riêng và có tín hiệu riêng hoặc các kênh ma trận riêng. Âm thanh 3D giúp âm thanh được trích xuất hoặc chia nhỏ từ một số kênh riêng biệt. Đó cũng là lý do vì sao hệ thống của loa 2.0, 5.1, 7.1,… được gắn với định dạng âm thanh vòm.
  • Các kênh khác nhau hoặc riêng biệt, độc lập với dải tần số từ 20Hz đến 20kHz. Hệ thống âm thanh 2.0 là hệ thống có 2 kênh hay còn gọi là Stereo. Còn hệ thống 5.1 gồm có 5 kênh riêng biệt của 5 hệ thống loa khác nhau, đối với số 1 là chỉ loa siêu trầm chuyên phân tần số từ 3Hz đến 120Hz.
Hiệu ứng âm thanh 3D có nhiều điểm đặc biệt về tần số
Hiệu ứng âm thanh 3D có nhiều điểm đặc biệt về tần số

>> Cách làm hiệu ứng trong Powerpoint 2010

Lời kết 

Nội dung bài viết này chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về âm thanh hiệu ứng 3D. Hy vọng sau khi đọc bạn đã hiểu rõ hơn, từ đó có thể thưởng thức hiệu ứng âm thanh này khi xem video, coi phim hoặc nghe nhạc. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *