Marketing executive hiện là công việc hot được nhiều bạn trẻ quan tâm ứng tuyển. Đây là công việc hot đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực marketing và có nhiều tiềm năng rộng mở. Vậy marketing executive là gì? Để rõ hơn về ngành nghề hot này bạn đọc hãy xem ngay thông tin tổng hợp từ Xuyên Việt Media nhé.
Marketing executive là gì?
Nhiệm vụ cốt lõi nhất của một marketing executive là lên ý tưởng, xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing. Những nhiệm vụ này làm dựa trên các KPIs do Marketing Manager đưa ra. Đồng thời kết hợp cùng các chỉ tiêu về doanh số từ bộ phận Sales của doanh nghiệp.
Vì vậy, vị trí này cũng có thể xem là một cầu nối giúp liên kết bộ phận Marketing và bộ phận bán hàng, chuyển đổi các hoạt động tiếp thị thành hiệu quả kinh doanh trên thực tế.
Bên cạnh đó, một chuyên viên marketing cũng tham gia vào hoạt động giữ chân khách hàng sau các chiến dịch tiếp thị, điển hình là thực hiện chương trình khách hàng thân thiết (loyalty program) và những hoạt động hậu mãi giúp khách hàng tăng lòng tin vào sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu, từ đó thúc đẩy khả năng quay lại mua hàng cao hơn.
Xem thêm:
Công việc chính của marketing executive là gì?
Công việc của marketing executive khá linh hoạt tùy theo quy mô doanh nghiệp và đặc trưng riêng của từng lĩnh vực. Tuy nhiên về công việc của họ sẽ làm những nhiệm vụ cơ bản bao gồm:
- Lên ý tưởng cho kế hoạch Marketing, hoặc nhận kế hoạch Marketing từ Marketing Manager/Brand Manager.
- Triển khai và theo dõi các hoạt động marketing cụ thể từ kế hoạch Marketing đã được thông qua bởi Ban lãnh đạo/Marketing Manager/Brand Manager.
- Hợp tác và hỗ trợ các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp như nghiên cứu thị trường, nghiên cứu & phát triển sản phẩm, sales, v.v tùy đặc tính công việc.
- Phân tích và đo lường hiệu quả marketing bằng các công cụ kỹ thuật số, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để cải thiện hiệu quả tiếp thị và doanh số bán hàng.
- Quản lý ngân sách cho các chiến dịch quảng cáo, truyền thông.
- Quản lý và phát triển hệ thống kênh truyền thông của doanh nghiệp/thương hiệu như website, Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube,…
- Quản lý hệ thống Influencers/KOLs cho doanh nghiệp/thương hiệu và đo lường hiệu quả của các chiến dịch có kết hợp với Influencers/KOLs (nếu có).
- Thực hiện các báo cáo liên quan cho Marketing Manager hoặc Brand Manager về tình hình marketing, hiệu quả và doanh số chiến dịch.
Đánh giá cơ hội và thách thức của nghề marketing executive là gì?
Nghề marketing executive mang đến nhiều cơ hội phát triển cũng như có nhiều thách thức. Cụ thể:
Cơ hội
Marketing executive là ngành nghề phát triển mang đến vô vàn cơ hội cho vị trí nhân viên marketing. Đó là:
- Sự đa dạng trong công việc: Nhân viên có thể thử sức ở nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp khác nhau. Đồng thời có thể thử sức ở nhiều khía cạnh chuyên môn khác nhau như: hoạch định chiến lược, sáng tạo nội dung, thiết kế, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện,…
- Kích thích sự sáng tạo: Nhờ sự đa dạng, linh hoạt trong công việc nên marketing executive được trải nghiệm, kích thích sự sáng tạo để tìm ra thế mạnh của mình trên con đường theo đuổi marketing.
- Cơ hội thăng tiến cao: Hoạt động marketing trong doanh nghiệp ngày càng được chú trọng do mang lại hiệu quả cao, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, mức lương, thưởng của nhân viên marketing ngày càng cao đi kèm với đó là cơ hội thăng tiến ngày càng rộng mở.
Thách thức
Bên cạnh những cơ hội lý tưởng người làm marketing executive cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm:
- Đòi hỏi trình độ chuyên môn và năng lực sáng tạo: Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt, đầu óc của nhân viên marketing phải hoạt động liên tục để xử lý tình huống trong công việc và tìm ra những ý tưởng mới mẻ, nổi bật.
- Khối lượng công việc: Công việc của nhân viên marketing đôi khi không chỉ dừng lại trên văn phòng mà có thể phải mang về nhà, trong ngày nghỉ, đặc biệt là những giai đoạn chạy chiến dịch, dự án.
- Áp lực công việc: Áp lực đến từ trách nhiệm công việc, từ giám đốc, từ khách hàng. Do bản chất marketing là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp nên làm thế nào để hiểu được nhu cầu khách hàng và đáp ứng yêu cầu của công ty là một thách thức lớn.
Xem thêm:
Kỹ năng cần có của người làm marketing executive là gì?
Để có thể phát triển thành công với nghề marketing executive bạn cần phải trau dồi những kỹ năng cần thiết như sau:
- Khả năng tự quản lý bản thân và tự tạo động lực cho chính mình là cực kỳ quan trọng.
- Khả năng động viên nhóm.
- Khả năng logic trong mọi tình huống.
- Kỹ năng truyền tải thông điệp và giao tiếp tốt.
- Tư duy sáng tạo để nghĩ ra những ý tưởng mới.
- Khả năng thuyết trình tự tin.
- Luôn tự tin vào bản thân.
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian tốt.
- Dĩ nhiên rồi tính kỷ luật không thể thiếu với mọi ngành nghề.
- Sẵn sàng làm việc trong môi trường áp lực cao, có lúc phải làm xuyên đêm.
- Khả năng quản lý ngân sách và nhạy bén trong kinh doanh.
- Kiến thức và kinh nghiệm.
Lời kết
Với những thông tin trên bài viết đã giúp làm sáng tỏ marketing executive là gì rồi. Đây là một nghề có tiềm năng phát triển tốt mang đến nhiều cơ hội thăng tiến. Nếu đam mê với ngành nghề này bạn hãy học tập, trau dồi những kỹ năng cơ bản để tạo dựng thành công.