Trong cuộc sống vì nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà con người có thể xảy ra tranh chấp hay xung đột mâu thuẫn không có tiếng nới chung với nhau. Vậy xung đột là gì? là câu hỏi được đông đảo bạn đọc quan tâm tìm hiểu. Nhằm giải đáp vấn đề trên bài viết xin đưa ra giải đáp giúp độc giả hiểu hơn về xung đột là gì? Thì cùng chúng tôi đi tìm hiểu thêm một số thông tin qua bài viết này nhé.
Xung đột là gì?
Xung đột có thể hiểu là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích. Xung đột có thể là nội tại cá nhân. Khái niệm xung đột có thể giúp giải thích nhiều mặt của xã hội như sự bất đồng xã hội, những xung đột về lợi ích, những cuộc đấu tranh giữa các cá nhân, nhóm và các tổ chức.
Ngoài ra theo thuật ngữ chính trị, “xung đột” có thể ám chỉ tới những cuộc chiến tranh, những cuộc cách mạng hay những cuộc chiến đấu khác, trong đó có thể bao gồm việc sử dụng lực lượng theo nghĩa xung đột vũ trang. Nếu không có sự điều hòa và giải pháp thỏa đáng, xung đột có thể dẫn đến stress hay căng thẳng giữa những cá nhân hay nhóm người liên quan.
Như vậy để giải thích xung đột là gì? thì cá nhân người viết bài cho rằng có thể hiểu xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác. Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung đột.
Nguyên nhân dẫn đến xung đột
Bên cạnh việc giải thích xung đột là gì? thì nguyên nhân của xung đột cũng cần tìm hiểu. Việc xung đột có thể có rất nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan lẫn khách quan. Trong đó phải kể đến một số nguyên nhân như:
- Xuất phát điểm khác nhau, sự hơn thua khác nhau trong những mối quan hệ nhất định;
- Mục tiêu giữa các bên không thống nhất và có sự mâu thuẫn. Cụ thể mục tiêu cá nhân của các thành viên cộng đồng không thể giống nhau do lợi ích khác nhau. Khi có những hoạt động ảnh hưởng tới không gian, thời gian chung của cộng đồng sẽ dễ dàng này sinh mâu thuẫn, xung đột với nhau.
Chênh lệch về nguồn lực;
- Có sự cản trở từ người khác tác động vào hai bên chủ thể gây ra xung đột giữa hai bên với nhau.
- Sự phụ thuộc lẫn nhau đối với công việc xảy ra khi hai hay nhiều người phụ thuộc lẫn nhau để hoàn thành công việc của họ và tiềm năng xung đột tăng lên khi mức độ phụ thuộc lẫn nhau tăng lên
- Căng thẳng/áp lực tâm lý từ nhiều người;
- Sự mơ hồ về phạm vi quyền hạn;
- Giao tiếp bị sai lệch cũng có thể dẫn đến xung đột. Sự thiếu thông tin (rào cản giao tiếp) là một trong những nguyên nhân gây ra xung đột, do kĩ năng lắng nghe chưa tốt, chia sẻ thông tin không đầy đủ, khác biệt trong cách giải thích và nhận thức vấn đề, hay các biểu hiện phi ngôn từ bị bỏ qua hoặc không được nhận biết. Nội dung của người nói được người nghe hiểu không hoàn toàn chính xác. Mức độ không chính xác càng cao càng có nguy cơ gây ra những hiểu lầm.
Những điều cần thiết khi giải quyết mâu thuẫn
Lắng nghe trước khi nói
Dù bạn đã bắt đúng bệnh, nhân vật chính của cuộc tranh cãi nhưng cũng đừng vội vàng kết luận hay cố gắng tìm cách giải quyết mà trước tin bạn hãy lắng nghe ý kiến, suy nghĩ của những người trong cuộc. Khi đã hiểu được mong muốn, nguyện vọng của họ bạn hãy bắt đầu tìm cách để giải quyết xung đột, xóa tan đi sự hiểu nhầm để các thành viên siết lại gần nhau hơn.
Đưa ra nhiều lựa chọn
Khi đã có những mâu thuẫn nghĩa là do các bên không đồng nhất về quan điểm, vấn đề nào đó. Vì vậy, để giải quyết được vấn đề này bạn không thể chỉ đưa ra một lựa chọn duy nhất và bắt các bên phải làm theo mà hãy đưa nhiều lựa chọn để họ có thể thảo luận và cùng chọn ra phương án tốt nhất, tránh đẩy các bên vào sự gượng ép, như vậy không chỉ tháo gỡ được sự khó chịu của mà mà sẽ khiến cho xung đột tăng cao hơn.
Công bằng
Kỹ năng giải quyết xung đột tốt nhất là bạn hãy đặt mình vào vị trí của người trọng tài, phân xử công minh, không thiên vị, bênh vực bên nào. Bởi lúc này các bên đều muốn mình là người đúng và được người khác ủng hộ. Nếu vô tình bạn bênh vực bên nào đó sẽ khiến họ nghĩ bạn là người không công bằng, áp đặt và mâu thuẫn chắc chắn sẽ không thể nào tháo gỡ được.
Nhận định lại vấn đề
Khi đã biết được nguyên nhân chính của vấn đề và hiểu rõ suy nghĩ của cuộc xung đột, bạn hãy cẩn thận nhận định lại vấn đề để chắc chắn mọi thứ bạn biết đều đúng sự thật, bạn không bị bên nào che mắt. Có như vậy bạn mới có thể giải quyết vấn đề một cách công bằng nhất.
Không đặt cái tôi cá nhân khi giải quyết xung đột
Khi bạn là trọng tài, bạn cần phải gạt bỏ cái tôi cá nhân ra khỏi cuộc phân xử. Bạn cần phải biết rằng, khi một vấn đề căng thẳng dẫn đến xung đột nghĩa là khi đó cái tôi cá nhân của những người trong cuộc đều lớn, họ không muốn nhượng nhịn nhau. Vì thế, nếu lúc này bạn cũng đề cao cái tôi cá nhân chắc chắn bạn sẽ nhận được thất bại thảm hại. Hãy suy nghĩ mình vì mọi người chứ không phải vì bản thân mình, như vậy bạn mới có thể giải quyết xung đột một cách sáng suốt và hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm:
- Catwalk Là Gì? Làm thế nào để catwalk như người mẫu
- Bật mí Giờ UTC là gì? Giờ UTC và giờ Việt Nam cách nhau mấy tiếng?
Lời kết:
Bên trên bài viết là những thông tin hữu ích về xung đột là gì? Nguyên nhân dẫn đến và cách giải quyết xung đột giúp bạn độc có thêm thông tin nếu có trường hợp xấu xay ra còn biết xử lý. Chúc bạn thành công. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…