Chỉ tiêu tuyển sinh là gì? Vài lưu ý cần biết khi ứng tuyển

Chỉ tiêu tuyển sinh là gì

Chỉ tiêu tuyển sinh là gì? Lưu ý tuyển sinh mà sĩ tử cần biết là gì?… Đây chính là một loạt những câu hỏi xoay quanh các thuật ngữ xét tuyển đại học đang được quý phụ huynh và học sinh quan tâm. Chính vì vậy, Xuyên Việt Media đã tổng hợp thêm thông tin trên để giúp các bạn giải đáp được những thuật ngữ cần biết khi xét tuyển đại học để cùng tham khảo nhé!

Chỉ tiêu tuyển sinh là gì

Chỉ tiêu tuyển sinh là số lượng thí sinh mà một cơ sở giáo dục (như trường đại học, cao đẳng, trung cấp…) được phép tuyển trong một năm học, theo quy định của cơ quan quản lý giáo dục (như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội…).

Chỉ tiêu này thường được xác định dựa trên các yếu tố như năng lực đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, và quy định của cơ quan quản lý giáo dục. Ví dụ, một trường đại học có thể có chỉ tiêu tuyển sinh là 5.000 sinh viên cho năm học mới.

Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi Thông tư 10/2023/TT-BGDĐT), chỉ tiêu tuyển sinh được hiểu là:

Số lượng người học dự kiến tuyển sinh do cơ sở đào tạo công bố sau khi tự xác định hoặc sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo theo quy định tại Thông tư.

Vì sao cần có Chỉ tiêu tuyển sinh

Việc đặt chỉ tiêu tuyển sinh là cần thiết vì nhiều lý do quan trọng, nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Cụ thể:

1. Đảm bảo chất lượng đào tạo

  • Giới hạn số lượng sinh viên giúp nhà trường tổ chức giảng dạy hiệu quả, không quá tải cho giảng viên, cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ học tập.

  • Nếu tuyển quá nhiều, chất lượng giảng dạy và học tập sẽ giảm sút.

2. Phù hợp với năng lực của trường

  • Chỉ tiêu dựa trên số lượng giảng viên, phòng học, trang thiết bị, phòng thí nghiệm… mà trường có.

  • Tránh tình trạng “vượt quá khả năng” gây quá tải hệ thống.

3. Đáp ứng nhu cầu xã hội

  • Giúp cân đối nguồn nhân lực, tránh tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, thất nghiệp sau tốt nghiệp.

  • Góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh theo các ngành đang cần.

4. Công bằng và minh bạch

  • Mỗi trường công bố chỉ tiêu rõ ràng, thí sinh có thể lựa chọn, cân nhắc ngành/trường phù hợp với khả năng của mình.

  • Là căn cứ để xét tuyển công bằng (điểm chuẩn phụ thuộc vào số lượng chỉ tiêu và lượng thí sinh đăng ký).

Cách tính chỉ tiêu tuyển sinh

Cách tính chỉ tiêu tuyển sinh thường dựa trên các tiêu chí cụ thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo (hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đối với hệ cao đẳng, trung cấp) quy định. Mỗi trường sẽ phải căn cứ vào năng lực thực tế của mình để xây dựng chỉ tiêu. Dưới đây là cách tính phổ biến:

1. Đối với hệ đại học, cao đẳng sư phạm (do Bộ GD&ĐT quản lý):

Theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, chỉ tiêu tuyển sinh được tính dựa trên:

Số lượng giảng viên cơ hữu

  • Tối thiểu 1 giảng viên/25 sinh viên đối với ngành đại trà.

  • Đối với các ngành đặc thù như Y – Dược, Sư phạm, Nghệ thuật… thì tỷ lệ có thể thấp hơn (ví dụ 1/10, 1/15).

Cơ sở vật chất

  • Diện tích phòng học, phòng thực hành, ký túc xá, thư viện… phải đảm bảo phục vụ đúng và đủ số sinh viên dự kiến.

Năng lực đào tạo thực tế trong các năm trước

  • Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp, có việc làm, điểm đánh giá kiểm định chất lượng.

==> Chỉ tiêu tuyển sinh = Số giảng viên x Mức quy định số sinh viên/giảng viên

Ví dụ: Trường A có 150 giảng viên và quy định tối thiểu 1 giảng viên/25 sinh viên thì chỉ tiêu tuyển sinh là 150×25=3750 sinh viên

Giải đáp một số thuật ngữ khi xét chỉ tiêu tuyển sinh

Dưới đây sẽ là một số những thuật ngữ về chỉ tiêu tuyển sinh mà các sĩ tử trước khi tham gia kỳ thi cần phải biết như sau:

1. Phương thức xét tuyển

  • Là cách thức xét tuyển của các trường áp dụng. Có thể kể các phương thức chính: Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT
  • Xét tuyển bằng kết quả học bạ
  • Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực, tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (xét kết quả học tập của học sinh giỏi, các thành tích, điểm các môn học…)…

2. Thi đánh giá năng lực

Sử dụng bài kiểm tra để đánh giá các loại năng lực sau đây của thí sinh: ghi nhớ và vận dụng kiến thức, năng lực tính toán – giải quyết vấn đề, tư duy logic, năng lực suy luận tổng hợp và tính sáng tạo, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.

Phương thức xét tuyển là cách thức xét tuyển của các trường áp dụng
Phương thức xét tuyển là cách thức xét tuyển của các trường áp dụng

3. Xét tuyển học bạ

Thí sinh được chọn 1 trong 2 hoặc cả hai phương thức sau: 

  • Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 03 môn (Tốt nghiệp THPT và Tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên)
  • Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (Tốt nghiệp THPT, Tổng điểm trung bình 3 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên)

Đây là phương thức tuyển sinh riêng của các trường, hoàn toàn không bị phụ thuộc vào kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt, khi các trường Đại học áp dụng xét tuyển học bạ, hầu hết đều dùng tổ hợp môn xét tuyển trùng với các tổ hợp môn xét tuyển của kỳ thi tốt nghiệp THPT để thí sinh dễ dàng trong việc chuẩn bị kiến thức và chọn tổ hợp môn cho mình.

Xem thêm:

4. Xét tuyển nguyện vọng

Là khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT các thí sinh sẽ đồng thời đăng ký xét tuyển vào đại học, đây chính là xét tuyển đợt 1. Sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT, các bạn có thể điều chỉnh hoặc bổ sung thêm nguyện vọng xét tuyển để nâng cao cơ hội trúng tuyển vào các ngành nghề, vào các trường đại học theo đúng khả năng và sở thích của bản thân.

Xét tuyển nguyện vọng là đợt xét tuyển 1 của các thí sinh
Xét tuyển nguyện vọng là đợt xét tuyển 1 của các thí sinh

Thí sinh sẽ được đăng ký rất nhiều nguyện vọng giống nhưng trong mùa tuyển sinh những năm trước. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng vì nó sẽ khiến cho các bạn bị phân tâm và không tập trung vào lựa chọn tốt nhất đối với bản thân, đồng thời cũng sẽ khiến cho các bạn mất thêm một khoản chi phí. Bạn cũng không nên hạn chế cơ hội của mình khi đăng ký xét tuyển quá ít nguyện vọng.

5. Xét nguyện vọng bổ sung

Sau khi các trường đã kết thúc xét tuyển đợt 1 nhưng không tuyển đủ thí sinh theo chỉ tiêu đã đề ra thì các trường sẽ tiến hành xét tuyển đợt bổ sung. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì điểm xét tuyển bổ sung sẽ không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1. Điều này cũng có nghĩa là đăng ký xét tuyển bổ sung sẽ khó khăn hơn so với đợt 1. Chính vì thế, các bạn nên tập trung tính toán để có thể trúng tuyển từ đợt 1.

6. Điểm xét tuyển

Từ mức “điểm sàn” đã được quy định, mà các trường sẽ đưa ra mức điểm xét tuyển nhận hồ sơ xét tuyển vào trường không được thấp hơn điểm sàn. Đồng nghĩa với điểm xét tuyển NV sau sẽ không được thấp hơn điểm trúng tuyển NV trước. Đối với hầu hết các trường, điểm xét tuyển sẽ cao hơn điểm sàn.

Các trường đưa ra mức điểm xét tuyển nhận hồ sơ xét tuyển vào trường
Các trường đưa ra mức điểm xét tuyển nhận hồ sơ xét tuyển vào trường

7. Điểm chuẩn

Hay còn gọi là mức điểm trúng tuyển, thí sinh đạt từ mức điểm này trở lên là đậu. Điểm sàn được xác định dựa trên chỉ tiêu và lượng hồ sơ thí sinh đăng ký xét tuyển.

8. Ngưỡng chất lượng đầu vào

Là ngưỡng tối thiểu mà các trường ĐH, Cao đẳng làm cơ sở tuyển sinh, từ đó Trường không được phép tuyển thí sinh có kết quả thi thấp hơn ngưỡng chất lượng đầu vào.

chi tieu tuyen sinh 1
Ngưỡng chất lượng đầu vào tùy theo trường đại học hay cao đẳng mà bạn xét tuyển

Những lưu ý khi tuyển sinh mà các sĩ tử nên biết

Xuyên Việt Media xin chia sẻ với các bạn thí sinh một vài điểm cần lưu ý khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển năm nay như sau:

  • Thí sinh nên chọn những trường có mức điểm tương ứng với năng lực của mình, tránh chọn các ngành học, trường học có mức điểm chênh lệch quá cao so với mức năng lực của bản thân.
  • Thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Tất cả các trường đại học đều xét tuyển chung bằng phần mềm duy nhất của Bộ GD&ĐT, các nguyện vọng đều bình đẳng như nhau. Thí sinh chỉ có thể trúng tuyển vào duy nhất 1 ngành mà mình đã đăng ký xét tuyển.
  • Mỗi đợt xét tuyển, thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng và được xét tất cả các nguyện vọng đó, tuy nhiên mỗi thí sinh chỉ có thể trúng tuyển duy nhất 1 nguyện vọng mà mình đã đăng ký xét tuyển. Nếu thí sinh trúng tuyển NV1, các NV còn lại không còn hiệu lực nữa, nếu không trúng tuyển NV1 sẽ được xét tiếp đến NV2, tương tự với các NV còn lại.
Thí sinh nên chọn những trường có mức điểm tương ứng với năng lực của mình
Thí sinh nên chọn những trường có mức điểm tương ứng với năng lực của mình

Lời kết

Qua bài viết trên đây, Xuyên Việt Media đã chia sẻ đến các bạn thông tin về Chỉ tiêu tuyển sinh là gì? Các sĩ tử nên lưu ý gì trong kỳ tuyển sinh. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn nhé!

Để lại một bình luận