Để vận hành và phát triển một doanh nghiệp, có rất nhiều yếu tố bạn cần phải quan tâm và triển khai, trong đó có brand marketing. Vậy brand marketing là gì? Cần có kỹ năng gì để làm tốt vai trò brand marketing? Cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!
Brand Marketing là gì? Vì sao cần brand marketing?
Brand Marketing chính là quá trình xây dựng, tiếp thị các giá trị vô hình bao gồm tên, uy tín của thương hiệu, giá thành sản phẩm của thương hiệu,… Brand Marketing được đánh giá là khuynh hướng cho các hoạt động marketing hiện đại.
Hiểu theo một cách khác, việc làm Brand MKT chính là giúp thương hiệu được in sâu trong tâm trí của khách hàng, tạo dựng được cầu nối cảm xúc giữ doanh nghiệp và khách hàng. Brand chính là những gì người khác nói về thương hiệu của bạn khi bạn không ở đó.
Bạn không nên nhầm lẫn khái niệm Brand Marketing và Branding, bởi đây 2 hoạt động khác nhau. Khi Brand Marketing tập trung vào tái định nghĩa thương hiệu thì Branding sẽ tập trung vào hoạt động xây dựng thương hiệu.
Sự khác nhau giữa Trade Marketing với Brand Marketing
Về bản chất, hai khái niệm Brand Marketing và Trade Marketing có sự khác biệt rõ rệt mặc dù về phần tên gọi thì cả lại đều dễ nhầm lẫn do khá tương tự:
- Nếu làm “brand” giúp thương hiệu đi sâu vào tâm trí khách hàng, thì làm “trade” sẽ giúp thương hiệu giành lợi thế tại các điểm bán hàng truyền thống và hiện đại.
- Trade Marketing tập trung vào việc truyền tải giá trị của thương hiệu thông qua các hoạt động như nghiên cứu thị trường bán, quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng và truyền thông tại điểm bán. Trong khi đó, làm Brand Marketing là làm khách hàng nhớ, tin tưởng gắn bó và yêu quý thương hiệu của mình thông qua bộ nhận diện thương hiệu và các hoạt động truyền thông.
Dù vậy, Brand Marketing và Trade Marketing vẫn có mối quan hệ vô cùng mật thiết, gắn bó trong tổng thể chiến lược chung của cả doanh nghiệp và đều vì một mục tiêu sau cùng là đưa sản phẩm của mình tiếp cận được với khách hàng, từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận.
Vì vậy, một doanh nghiệp muốn phát triển toàn diện, vững mạnh trong “thương trường là chiến trường” ngày nay thì không nên thiếu một trong hai công cụ quản trị này.
Một số kỹ năng về Brand Marketing cần có để làm tốt vai trò của bản thân
Để có thể làm Brand Marketing tốt, hiệu quả đúng như mong đợi thì đòi hỏi người làm Brand marketing cần có và hoàn thiện ít nhất là 5 kỹ năng cơ bản sau đây:
Kỹ năng, quan sát và phân tích các đối thủ
Để làm tốt, người làm Brand marketing phải xem xét tất cả thông tin và thông điệp từ đối thủ cạnh tranh. Điều này cần nhiều kỹ năng phân tích hơn – lập bản đồ thị trường và tìm những lỗ hổng để lên chiến lược tốt. Về cơ bản sẽ có 2 đối thủ cạnh tranh chính và 1 cạnh tranh khác như:
- Cạnh tranh trực tiếp: đối thủ cùng ngành hàng sản phẩm tương tự với sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
- Cạnh tranh gián tiếp: là những đối thủ có sản phẩm thay thế cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Ví dụ như sản phẩm bạn đang bán là cà phê, sản phẩm thay thế từ đối thủ là nước ngọt, trà,…
- Cạnh tranh tiềm thức: điều này thường dựa vào quan điểm của mỗi người tiêu dùng. Thay vì uống trà để giúp tỉnh táo thì họ sẽ chọn cà phê hoặc các loại thức uống tăng lực khác.
Kỹ năng định vị và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Xây dựng định vị thương hiệu được tập trung bởi các yếu tố sau:
- Đối tượng: mà thương hiệu muốn tiếp cận.
- Giá trị: thương hiệu mang đến giá trị cho người tiêu dùng.
- Thương hiệu tiếp xúc với người tiêu dùng.
Nếu phân tích phân tích đối thủ cạnh tranh là tìm hiểu thông tin chính xác thì định vị xây dựng thương hiệu sẽ dựa vào nhiều dữ liệu hơn, từ đó có thể sáng tạo thêm cho thông điệp.
Kỹ năng xây dựng chiến lược hợp lỹ cho vị thế thương hiệu
Chiến lược xây dựng thương hiệu là lộ trình mà các doanh nghiệp thực hiện để phát triển thương hiệu. Xác định rõ ràng về chiến lược. Mỗi chiến lược đều được kết hợp từ các yếu tố như:
- Nghiên cứu: vạch ra bối cảnh cạnh tranh giải quyết nhu cầu.
- Mục tiêu, mục đích: đo lường tổng thể. Trả lời những câu hỏi về lười hứa, trải nghiệm và mục đích của người tiêu dùng.
- Định nghĩa đối tượng: được xác định rõ ràng dựa vào thông tin bên trong và bên ngoài.
- Thời gian triển khai: bao gồm lịch trình chi tiết và thời điểm để bổ sung, hỗ trợ chiến dịch.
- Đo lường thương hiệu: các số liệu báo cáo, phân tích, đo lường thành công trong ngắn và dài hạn.
Kỹ năng quản lý thương hiệu
Chiến lược thương hiệu cần tư duy tổng thể nên người làm Brand marketing cần kỹ năng quản lý thương hiệu. Việc này thực hiện theo nguyên tắc ở từng cấp độ bộ phận và từng trường hợp cụ thể.
Nếu thực hiện không tốt thì thương hiệu chỉ nhận được kết quả không phù hợp, thậm chí là điều tiêu cực nào đó. Ngược lại, nếu thực hiện tốt thì xây dựng và duy trì được mối quan hệ với người tiêu dùng.
Người làm Brand marketing nếu quản lý không kỹ càng dẫn đến sai sót khi truyền thông điệp đến người tiêu dùng thì hậu quả khắc phục rất khó khăn. Họ sẽ phải chật vật trong việc lấy lại lòng tin từ người tiêu dùng và khó mà xây dựng thêm mối quan hệ mới khác.
Kỹ năng quản lý dự án
Kỹ năng quản lý dự án một cách logic là điều cần có ở một brand marketing. Phải đảm bảo tính xuyên suốt của dự án từ lúc lập kế hoạch cho đến đo lường hiệu quả truyền thông. Mất đi quy trình thì sẽ khó và có thể mất kiểm soát.
Bên cạnh đó, khi làm brand marketing cũng không nên quá cứng nhắc, nên vừa đủ linh hoạt giải quyết và vừa đảm bảo quy trình để thực hiện trơn tru. Việc này đòi hỏi kỹ năng quản lý và tư duy.
Lời kết
Trên đây là những thông tin hữu ích về brand marketing là gì mà có lẽ bạn đang tìm kiếm. Hy vọng bài viết trên đã giúp được bạn phần nào trong việc phổ cập thêm kiến thức để phát triển bản thân và doanh nghiệp!
Dịch vụ viết bài chuẩn SEO
Dịch vụ chăm sóc website
Dịch vụ đi backlink
Dịch vụ SEO tổng thể
Đăng báo điện tử
Chăm sóc Fanpage