Cách hạch toán hàng bán bị trả lại theo quy định

Có rất nhiều nguyên nhân khiến hàng hóa bị trả lại, bao gồm vi phạm hợp đồng, không đạt chất lượng sản phẩm, không đúng chủng loại và quy cách,… Tuy lý do có thể khác nhau, tuy nhiên, việc ghi lại thông tin về những hàng hóa này là rất quan trọng để đảm bảo tính chính xác trong kế toán. Vậy cách hạch toán hàng bán bị trả lại đúng với quy định pháp luật hiện hành là gì? Bài viết dưới đây của Xuyên Việt Media sẽ giúp bạn làm rõ.

Giải đáp thắc mắc hàng bị trả lại là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu cách hạch toán hàng bán bị trả lại thì phải nắm rõ hàng bán bị trả lại là gì. Hàng bán bị trả lại là hàng hóa đã được bán và đã được chuyển quyền sử dụng cho khách hàng. Tuy nhiên, do một số lý do như chất lượng không đảm bảo hoặc không đáp ứng được thỏa thuận chung, khách hàng đã quyết định trả lại sản phẩm. Trong trường hợp này, nếu bên bán đã thanh toán số tiền tương ứng, họ sẽ phải trả lại số tiền hàng cho khách hàng.

Hàng bị trả lại đối với bên bán

Hàng bán bị trả lại đối với bên bán tương ứng với phần hàng hóa doanh nghiệp đã xuất bán hoặc tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại vì một trong số những lý do về chất lượng hàng hóa hay các lý do khách quan khác. Hàng bán bị trả lại đối với doanh nghiệp là một khoản giảm trừ doanh thu. Từ đó, chỉ tiêu này xuất hiện làm thay đổi doanh thu thuần trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Hàng bị trả lại đối với bên mua

Việc trả lại hàng đã mua không làm ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kế toán tại bên mua cần thực hiện các bút toán sau:

– Bên mua là doanh nghiệp: Cần xuất hóa đơn với giá đúng theo đơn giá trên hóa đơn mua vào để trả lại kèm hàng đã mua

– Bên mua là cá nhân: Phải lập Biên bản ký kết với bên bán về số lượng, giá trị hàng mua cần trả lại.

Trả lại hàng đã mua không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
Trả lại hàng đã mua không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh

>> Dịch Vụ Viết Bài SEO

Cách hạch toán hàng bán bị trả lại đúng theo quy định do pháp luật ban hành

Hạch toán hóa đơn trả lại hàng không chỉ đơn giản là việc tạo bút toán cho bên mua và bên bán mà còn phụ thuộc vào chế độ kế toán được áp dụng trong doanh nghiệp. Có sự khác biệt rõ rệt giữa việc áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC.

Cách hạch toán hàng bán bị trả lại theo Thông tư 200

Tại thông tư 200/2014/TT-BTC có tài khoản 5212 – hàng bán bị trả lại được sử dụng để phản ánh doanh thu của hàng hóa bị người mua trả lại trong kỳ kế toán.

Cách hạch toán hàng bán bị trả lại cho bên bán

Khi doanh nghiệp bán hàng, kế toán viên thực hiện bút toán ghi nhận doanh thu hàng bán và bút toán ghi nhận giá vốn hàng bán:

– Ghi nhận doanh thu:

  • Nợ TK 1111, 1121, 131
  • Có TK 5111
  • Có TK 33311 (nếu có)

– Ghi nhận giá vốn hàng bán:

  • Nợ TK 632
  • Có TK 156

Khi khách hàng trả lại hàng, kế toán viên thực hiện bút toán hạch toán trả lại hàng cho người bán bằng cách ghi nhận giảm trừ doanh thu, ghi nhận giảm giá vốn hàng bán:

– Ghi nhận giảm trừ doanh thu:

  • Nợ TK 5212
  • Nợ TK 33311 (nếu có)
  • Có TK 111, 112, 131

– Ghi nhận giảm giá vốn hàng bán:

  • Nợ TK 156
  • Có TK 632

Sau đó, kế toán viên thực hiện các bút toán chuyển đổi cuối kỳ, trong đó có bút toán kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu đã ghi nhận do hàng bán bị trả lại trong kỳ:

  • Nợ TK 511
  • Có TK 5212

Ngoài ra, kế toán viên cũng cần xác định và ghi nhận các chi phí phát sinh có liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), bút toán hạch toán:

  • Nợ TK 641
  • Có TK 111, 112…
Cách hạch toán hàng bán bị trả lại ở bên mua theo thông tư 200
Cách hạch toán hàng bán bị trả lại ở bên mua theo thông tư 200

>> Dịch Vụ Quản Trị Website

Cách hạch toán hàng bị bán trả lại cho bên mua

Trường hợp doanh nghiệp mua hàng, kế toán thực hiện ghi nhận hàng mua như sau:

Ghi tăng trị giá hàng mua:

  • Nợ TK 156, 152, 153, 211
  • Nợ TK 1331 (nếu có)
  • Có TK 1111, 1121, 331

– Khi trả lại hàng hoá đã mua cho người bán, kế toán ghi giảm giá trị hàng hoá đó.

Ghi nhận giảm giá trị hàng mua:

  • Nợ TK 1111, 1121, 331
  • Có TK 156, 152, 153, 211
  • Có TK 1331

>> Hóa đơn bán hàng là gì?

Cách hạch toán hàng bán bị trả lại theo Thông tư 133

Thông tư 133/2016/TT-BTC không sử dụng tài khoản 5212 nên hàng bán bị trả lại không được phản ánh trên một tài khoản riêng nữa mà được phản ánh trực tiếp trên tài khoản 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng cách ghi giảm doanh thu (ghi bên nợ.

Hạch toán hàng bị trả lại đối với bên bán

Khi hàng đã bán bị khách hàng trả lại, kế toán ghi giảm doanh thu và ghi giảm chi phí sản xuất hàng bán.

Ghi nhận giảm doanh thu:

  • Nợ TK 511
  • Nợ TK 3331
  • Có TK 131, 111, 112

Ghi nhận giảm giá vốn hàng bán

  • Nợ TK 156
  • Có TK 632
Cách hạch toán hàng bán bị trả lại ở bên mua theo thông tư 133
Cách hạch toán hàng bán bị trả lại ở bên mua theo thông tư 133

Hạch toán hàng bị trả lại đối với bên mua

Vì bên mua ghi nhận tăng giá trị hàng mua (trong trường hợp mua hàng) và giảm giá trị hàng hóa đã mua (trong trường hợp trả hàng) nên bút toán cũng tương tự như bên bán theo thông tư 200/2014/TT-BTC.

>> Các kênh bán hàng online

Kết luận

Qua bài viết, Xuyên Việt Media đã giới thiệu đến bạn cách hạch toán hàng bán bị trả lại theo quy định của TT 200 và TT 133. Hi vọng bạn sẽ cập nhật được kiến thức bổ ích để áp dụng cho công việc của mình. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *