Chi phí bán hàng được được xem là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đây sẽ là một khoản mục góp phần lớn trong việc đề ra định hướng để phát triển và cải thiện hiệu quả sản xuất cũng như bán hàng của doanh nghiệp. Vậy bạn đã hiểu rõ thế nào là chi phí bán hàng chưa? Cùng theo dõi bài viết bên dưới của Xuyên Việt Media để tìm hiểu chi tiết nhé!
Chi phí bán hàng là gì?
Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu rõ về chi phí bán hàng. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 91 thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về chi phí bán hàng như sau:
Chi phí bán hàng phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,…
Hiểu đơn giản, chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ. Doanh nghiệp cần thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để tối ưu chi phí bán hàng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Chi phí bán hàng bao gồm những gì?
Chi phí bán hàng là tên gọi chung của nhiều loại phí nhỏ khác nhau gộp lại, chúng đều dùng để chi trả cho quy trình kinh doanh. Cụ thể, các chi phí bán hàng thường bao gồm:
- Các chi phí về lương nhân viên bộ phận bán hàng (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…).
- Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên bán hàng.
- Chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm.
- Chi phí hoa hồng bán hàng.
- Chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp).
- Chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển.
- Chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax,…) cho bộ phận bán hàng.
- Chi phí bán hàng bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng…).
Kết cấu và nội dung của TK chi phí bán hàng – Tài khoản 641
Kết cấu về nội dung của TK chi phí bán hàng cũng căn cứ theo khoản 2, điều 91 thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về kết cấu tài khoản 641 – Chi phí bán hàng như sau:
- Bên Nợ: Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ.
- Bên Có:
Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ;
Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6411 – Chi phí nhân viên.
- Tài khoản 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì.
- Tài khoản 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng.
- Tài khoản 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Tài khoản 6415 – Chi phí bảo hành.
- Tài khoản 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Tài khoản 6418 – Chi phí bằng tiền khác.
Một số biện pháp để tiết kiệm tối đa chi phí bán hàng
Để có thể thu về được lợi nhuận cao nhất, tiết kiệm tối đa chi phí bán hàng là điều cần thiết và khá quan trọng. Cùng tham khảo các biện pháp dưới đây:
Biện pháp trong lĩnh vực công nghệ
Doanh nghiệp phải thực hiện nhiều đổi mới, nâng cấp các công nghệ sản xuất mới trong việc vận hành và sản xuất công ty. Tuy nhiên, việc đổi mới cần rất nhiều vốn đòi hỏi công ty phải có các biện pháp cụ thể để giải quyết bài toán tài chính. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao trình độ tổ chức lao động, nhân sự. Từ đó sẽ tránh được tối đa các các thiệt hại trong quy trình sản xuất, tiết kiệm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
Biện pháp trong lĩnh vực quản lý
Cần phải lập kế hoạch tài chính một cách rõ ràng, các nhận sự cần ý thức được việc tiết kiệm chi phí để đạt được mục tiêu bán hàng đã đề ra của công ty. Công ty phải xây dựng được định mức tiêu hao về vật tư sao cho phù hợp với thực tế. Song song với việc kiểm tra chặt chẽ từng hóa đơn vật tư được sử dụng.
Các công ty cần đặt ra KPI phù hợp với từng người để làm nền tảng đánh giá mức lương thưởng dành cho từng nhân viên. Cần phải khống chế các khoản chi phí phát sinh ra trong quá trình bán hàng. Những khoản này phải có chứng từ pháp lý đầy đủ nếu không công ty có thể dính vào các bộ phận pháp luật.
Số phần trăm chi phí bán hàng nên chiếm
Định mức Chi phí bán hàng thường được duy trì khoảng 1 đến 5% trên tổng các khoản chi phí của doanh nghiệp:
- Tỷ lệ này cao thì chứng tỏ Công ty đang trong các giai đoạn triển khai các sản phẩm mới, cần đầu tư nhiều cho marketing để xâm nhập thị trường, cũng như tăng trưởng về tiêu thụ sản phẩm.
- Tỷ lệ này càng thấp thì chứng tỏ Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, các sản phẩm đã được nhận diện thương hiệu và Công ty ít tốn kém chi phí để tìm kiếm khách hàng mới hơn.
>> hạch toán giảm giá hàng bán
Lời kết
Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về chi phí bán hàng mà chúng tôi đã tổng hợp để gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về chi phí bán hàng cũng như vai trò, quy định và những biện pháp tiết kiệm để cải thiện lợi nhuận nhanh nhất có thể!